Luật hiến tạng của người chết và ngành ghép tạng

Kể từ khi khởi đầu, ngành ghép tạng đã bị giới hạn bởi những khuân phép về yêu cầu đạo đức như là luật hiến tạng của người chết. Luật này có thể phát biểu một cách đơn giản như sau: bệnh nhân cần phải được tuyên bố là đã chết trước khi lấy đi các tạng quan trọng để ghép tạng. Trước khi ngành hồi sức hiện đại phát triển, việc chẩn đoán tử vong rất rõ ràng: bệnh nhân được xác định là tử vong khi toàn thân lạnh, xanh tím, và cứng. Thật đáng tiếc, các cơ quan từ những người như thế không thể dùng vào việc ghép tạng. 40 năm trước, một ủy ban chuyên biệt tại đại học Y Harvard, đứng đầu là Henry Beecher, đã đề nghị việc thay đổi định nghĩa về cái chết sao cho những bệnh nhân có những tổn thương nặng nề về thần kinh phù hợp với việc cấy ghép tạng dưới sự giám sát của bộ luật hiến tạng người chết.

Luat-hien-tang-cua-nguoi-chet-va-nganh-ghep-tang-0

Định nghĩa về chết não đã rất hữu ích và trở thành tiêu chuẩn về đạo đức và pháp luật cho hàng nghìn ca hiến tạng cứu người và cấy ghép cơ quan. Mặc dù như thế nhưng vẫn tồn tại những câu hỏi dai dẳng như: liệu những bệnh nhân có những tổn thương lớn ở não, ngừng thở, và mất phản xạ thân não đã thực sự tử vong. Xét cho cùng thì với những tổn thương hoàn toàn nằm trong hộp sọ bệnh nhân trông có vẻ nhưng vẫn còn sống: cơ thể vẫn ấm và hồng, vẫn tiêu hóa và trao đổi chất, đào thải chất thải, vẫn trưởng thành sinh dục và thậm chí sinh sản được. Với những người ngoài ngành y, thì bệnh nhân vẫn giống như những người phải thông khí nhân tạo kéo dài hoặc đang ngủ.

Việc cho rằng những bênh nhân này là đã chết chưa bao giờ hoàn toàn thuyết phục. Định nghĩa về việc chết não yêu cầu sự mất hết toàn bộ chức năng của bộ não, nhưng rất nhiều bệnh nhân vẫn còn những chức năng thần kinh cơ bản như là tiết điều độ hormone vùng dưới dồi. Một vài người tuyên bố rằng bệnh nhân đã chết bởi vì họ hôn mê kéo dài ( sự thực là như thế ) nhưng nếu điều này là đúng thì nhận định này thật đáng ngờ. Vì bệnh nhân ở trong tình trạng sống thực vật và vẫn tự thở được, liệu chúng ta có nên chẩn đoán là đã chết. Những người khác thì cho rằng bệnh nhân chết não đã chết  bởi vì bộ não bị tổn thương gây nên kèm theo sự ngừng hoạt động của bộ não. Nhưng thực tế cho thấy những bệnh nhân sống thực vật được hỗ trợ qua thời kì cấp tính của bệnh sẽ sống sót được nhiều năm. Như vậy mặc dù việc lấy các cơ quan ra quan trọng khỏi bệnh nhân mà đã đủ các tiêu chuẩn của chết não thỏa mãn về mặc đạo đức nhưng bản thân các tiêu chuẩn về đạo đức đó chưa đủ thuyết phục rằng bệnh nhân đã chết.

Trong những năm gần đây, sự tin cậy vào luật hiến tạng người chết lại một lần nữa gặp thử thách. Gần đây, hiến tạng sau khi chết tim nổi lên như là một cách để hiến tạng. Theo như quy trình cho phương pháp hiến tạng này thì bệnh nhân dù chưa hề chết não nhưng được rút các hệ thống hỗ trợ sự sống và bệnh nhân đó đang được theo dõi ngừng tim. Trong qui trình này, bệnh nhân sẽ được coi là tử vong sau 2 đến 5 phút tim ngừng đập, và các tạng của bệnh nhân sẽ nhanh tróng được lấy đi phục vụ ghép tạng. Mặc dù mọi người đều đồng ý rằng rất nhiều bệnh nhân chỉ có thể hồi sinh sau khoảng thời gian từ 2 đến 5 phút thì những người chống lại qui trình này cho rằng bệnh nhân đã được tuyên bố là tử vong bởi một quyết định không nỗ lực cứu sống bệnh nhân.

Nhận thức về cái chết như thế đôi khi rất mơ hồ. Tiêu chuẩn chết tim yêu cầu quả tim không còn khả năng hồi phục chức năng. Không phục hồi hiểu theo nghĩa thông thường là không thể phục hồi trái lại với điều đó trong văn bản này thì không phục hồi được giải thích là kết quả của việc không muốn phục hồi. Cách hiểu như thế tạo nên nghịch lý rằng trái tim của bệnh nhân, đã được tuyên bố là chết dựa trên sự không phục hồi chức năng tim mạch, sau khi cấy ghép vào cơ thể người khác thì lại phục hồi chức năng. Một lần nữa chúng ta lại phải nói rằng: dù chúng ta lấy đi các tạng quan trọng của bệnh nhân là phù hợp về mặt đạo đức nhưng chính điều đó chưa thể thuyết phục được răng người hiến đã tử vong.

Vào thời kì đầu của cấy ghép tạng, luật hiến tạng người chết đã được chấp nhận như một tiên đề đạo đức mà không cần chứng minh hay chỉnh lại, đễ dàng hiểu được điều này vì sự xuất hiện của nó là cần thiết cho sự đảm bảo chống lại việc lấy bỏ các bộ phân từ bệnh nhân nặng một cách vô đạo đức. Tuy nhiên sự phụ thuộc vào đạo luật này trong quá khứ đã cản trở những nỗ lực của ngành ghép tạng hơn là bảo vệ nó. Trong trường hợp tồi tệ nhất, sự phụ thuộc vào bộ luật này làm nảy sinh một điều rằng các chuyên gia đã lợi dung định nghĩa của cái chết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghép tạng. Trong trường hợp tồi nhất thì bộ luật này đã tạo ra sự lệch lạc về đạo đức khi không chống lại được sự kiểm tra cẩn thận. Một qui trình tốt hơn để tìm kiếm các tạng và bảo vệ những bệnh nhân có thể bị lấy tạng  là cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải có một sự đồng thuận chắc chắn hiến tạng từ bệnh nhân và những người bảo trợ trước khi bỏ đi sự điều trị duy trì sự sống của những bệnh nhân tổn thương thần kinh không hồi phục.

Chúng ta sẽ chịu hậu quả thế nào nếu tiếp tục phụ thuộc vào luật hiến tạng của người chết. Nó sẽ tạo thêm những nhận thức nhầm lẫn về yêu cầu đạo dức của việc hiến tạng, việc nhầm lẫn này ảnh hưởng đến cả người cho và người nhận trong vấn đề mục đích của cấy ghép tạng. Khi yêu cầu những người hiến tạng phải chấp nhận những tiêu chuẩn không rõ ràng về dịnh nghĩa cái chết trước khi nhận được tạng, chúng ta dã từ chối bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cơ hội được hiến tạng khi người bệnh đã gặp những tổn thương thần kinh nặng nề và không hồi phục mà không đủ tiêu chuẩn của chết não. Trong trường hợp hiến tạng sau khi chết tim, thời gian thiếu máu sảy ra do qua trình hiến tạng đã làm giảm chất lượng và số lượng của các tạng thu được.

Rất nhiều bộ phận mà phẫu thuật viên ghép tạng không thể lấy đi một cách hợp pháp, hợp đạo đức từ bệnh nhân trước khi chết, vì lấy đi những bộ phận đó sẽ làm bệnh nhân chết. Tuy nhiên nếu những bài phê bình về phương pháp chẩn đoán tử vong hiện đang dùng là đúng đắn, thì sự phân tích này được đưa ra trong một quá trình thường thấy. Hơn nữa trong ngành hồi sức hiện đại, những quyết định liên quan đến đạo đức và hành động của bác sĩ có thể gần như quyết định cái chết của rất nhiều bệnh nhân, ví dụ khi thông khí nhân tạo bị rút. Dù cái chết sảy ra do rút bỏ thông khí nhân tạo hay là lấy đi các tạng thì điều kiện đầu tiên thỏa mãn đạo đức là sự ưng thuận của bênh nhân và người bảo trợ. Với sự đồng ý thì không có gì là tổn thương hay sai trái khi lấy đi các tạng trước khi chết, khi làm điều đó cần phải gây mê. Với sự an toàn hơn, không bênh nhân nào sẽ chết vì hiến tạng khi mà họ sẽ chết khi bi rút các hệ thống hồi sức hỗ trợ. Cuối cùng thì bài viết này để nghị rằng những vấn đề liên quan đến sự tôn trong nguyện vọng hợp pháp và mức độ tổn thương thần kinh có thể quan trọng để phổ biến hơn là lo lăng về việc bệnh nhân đã chết khi các cơ quan bị lấy đi.

 

Tóm lại, luật hiến tạng của người chết không cần thiết phải sửa đổi hay bổ xung thêm về định nghĩa của cái chết khi mà nó là điều kiện đạo đức trong cấy ghép tạng. Những yêu cầu về đạo đức trong cấy ghép tạng thể hiện bằng những tiêu chuẩn y học về tổn thương thần kinh đã thỏa mãn khía cạnh đạo đức. Luật này cũng đã tôn trọng nhất nguyện vọng của những người mong muốn được hiến tạng, và nó sẽ làm tăng tối đa số lượng cũng nhưng chất lượng của các tạng sẵn sang cho người cần được ghép tạng.

Robert D. Truog, M.D, và Franklin G. Miller, Ph.D

NEJM 2008

ToTheSky lược dịch