Lưu ý khi ăn quả hồng

Không nên ăn lúc đói

Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ lại với những kích thước khác nhau dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó.
nhung-luu-y-khi-an-qua-hong

Không ăn vỏ hồng

Phần lớn tannin trung quả hồng đều tập trung ở phần vỏ, khi khử vi chat của hồng không thể khử sạch toàn bộ tannin trong đó. Vì vậy, bạn không nên ăn vỏ hồng. Nếu ăn cả vỏ dễ hình thành sỏi trong dạ dày

Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn

Độ đường trái hồng cao (10.8%) mà là loại đường “ăn hại” (surcose, fructose, glucose. Tuy rằng Glucose vẫn rất cần thiết cho tế bào). Người bị tiểu đường ăn hồng sẽ bị tăng đường trong máu.

Dễ sâu răng

Nhớ đánh răng súc miệng sau khi ăn hồng. Lý do cũng là “tannic acid” nơi các mảnh hồng nhỏ còn kẹt lại giữa kẽ răng sẽ làm sâu răng (tooth decay).
 

Không ăn hồng cùng lúc với thịt ngỗng

Thịt ngỗng giàu chất đạm, protein chất lượng cao. Protein khi gặp tanin trong quả hồng, dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Không ăn hồng với khoai lang

Khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, sau khi trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này ở cùng nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày, nghiêm trọng hơn còn đe dọa sức khỏe của dạ dày.

Không ăn hồng cùng lúc với món ăn có chất tanh

Trong Đông y, tôm, cua, cá và hồng đều thuộc thực phẩm tính hàn, vì thế không thể ăn cùng nhau. Còn theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày.