Nệm foam cần được vệ sinh để đảm bảo tuổi thọ cũng như tránh các vấn đề phát sinh khác. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi ngủ, ngứa ngáy hoặc có các vấn đề về sức khoẻ như dị ứng, hen suyễn, rất có thể là do nệm trong nhà bạn đang chứa đựng lớp vi khuẩn, nấm mốc. Để giải quyết vấn đề này, hãy cùng tôi tìm hiểu cách vệ sinh nệm foam một cách đơn giản, dễ dàng có thể thực hiện ngay tại nhà chỉ qua 4 bước dưới đây.
1. Quy trình 4 bước vệ sinh nệm foam
Bước 1: Di chuyển đồ dùng ra khỏi nệm và tháo áo nệm
Trước hết, hãy đảm bảo bề mặt nệm thông thoáng khi vệ sinh, nhằm tránh làm bẩn các vật dùng khác và tạo không gian thoải mái nhất cho quá trình vệ sinh diễn ra. Tiếp theo, thực hiện lần lượt các bước sau:
1. Chuyển các đồ trên nệm như chăn, ga, gối,… đến một vị trí khác sạch sẽ.
2. Tháo áo nệm và ga nệm, mang đi giặt sạch. Lưu ý nên giặt riêng để tránh phai màu.
3. Phơi áo nệm và ga nệm dưới ánh nắng mặt trời.
Bước 2: Làm sạch bụi toàn bộ mặt nệm
Để đảm bảo vệ sinh nệm foam hiệu quả và loại bỏ tới 99% tóc, lông, bụi bẩn,…, bạn nên ưu tiên sử dụng máy hút bụi riêng dành cho nệm và chăn ga. Máy hút này có tích hợp tính năng khử khuẩn bằng tia UV và hệ thống lọc an toàn.
Trước tiên, hãy bắt đầu hút bụi từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và di chuyển vòng tròn chậm rãi để đạt hiệu quả hút tối đa. Đặc biệt, hãy tập trung hút kỹ ở các đường viền của nệm foam, vì đó là khu vực thường chứa nhiều bụi bẩn, da chết và mảnh vụn khác. Ngoài ra, khi hút bụi ở phần giữa và ở các góc, bạn nên thay đổi đầu hút để có thể tiếp cận các khe kẽ của nệm và đảm bảo hút sạch những vết bẩn bám sâu.
=>Xem thêm: Cách xử lý nệm cao su bị ướt
Bước 3: Xử lý các vết bẩn trên nệm Foam
Trước hết, hãy xác định các vị trí cần vệ sinh trên nệm và đồng thời tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện của những vết bẩn đó. Tiếp theo, Bạn có thể dùng Hydrogen peroxide hay Chlorine Dioxide cho trực tiếp lượng nhỏ lên nệm sau đó chà nhẹ đến lúc sạch, sau đó lau lại với nước ấm tránh còn sót chất tẩy rửa trên nệm. Ngoài ra còn 1 số trường hợp dưới đây bạn có thể áp dụng:
- Nước tiểu trên nệm: Sử dụng baking soda rắc trực tiếp lên vết bẩn, đợi trong khoảng 30 phút rồi lau sạch, dùng máy hút bụi lần nữa để lấy hêt phần bột hoặc cồn còn sót. Tốt nhất bạn nên vệ sinh nệm ngay sau khi trẻ tè để tránh tình trạng nấm mốc và bám mùi.
- Các chất lỏng (rượu, cà phê, trà,…): Bạn có thể kết hợp nước với bột giặt theo tỉ lệ 1:2 đổ lên vết bẩn và lấy khăn chà, có thể thêm baking soda sau khi chà để khử mùi.
Bước 4: Làm khô nệm
Bạn nên đặt nệm Foam ở nơi thoáng khí, cung cấp nhiều không khí lưu thông xung quanh nệm bằng cách mở càng nhiều cửa sổ càng tốt. Nếu cả hai mặt nệm đều ướt, bạn hãy dựng một đầu tựa vào bề mặt rắn để không khí di chuyển xung quanh. Ngoài ra, bạn có thể hướng quạt vào nệm, dùng máy hút ẩm hay máy sấy tóc nhẹ nhàng, tùy vào những gì bạn có sẵn để tăng cường khí lưu thông vào nệm.
2. Khi vệ sinh nệm foam bạn nên biết điều gì?
Chắn hẳn bạn đã nắm được cách vệ sinh nệm foam cơ bản! Vậy khi vệ sinh nệm cần lưu ý điều gì, tìm hiểu tiếp nhé!
2.1 Kiểm tra khuyến cáo từ nhà sản xuất nệm trước khi vệ sinh
Trước khi tiến hành vệ sinh nệm, hãy đọc các ký hiệu trên nhãn mác hướng dẫn từ nhà sản xuất. Những thông tin này đóng vai trò quan trọng, giúp bạn hiểu cách vệ sinh nệm một cách chính xác, nhằm gia tăng tuổi thọ sử dụng và duy trì chất lượng bền lâu của nệm.
Mời bạn tham bản ký hiệu thường gặp bên dưới nhé!
2.2 Giặt ga trải giường và bộ đồ giường thường xuyên
Một không gian giường ngủ gọn gàng và sạch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ hữu ích của nệm, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ và sức khỏe hệ hô hấp của bạn. Sau một thời gian sử dụng, mọi vật trên giường sẽ tích tụ vi khuẩn và da chết, vì vậy hãy chú ý dọn dẹp và vệ sinh chúng theo một chu kỳ như sau:
Ga trải giường | Giặt và phơi nắng 1 – 2 tuần/lần |
Vỏ gối | Giặt và phơi nắng 1 – 2 tuần/lần |
Ruột gối | Hút bụi và phơi nắng 4 – 6 tháng/lần |
Ruột chăn | Hút bụi và phơi nắng 2 – 3 tháng/lần |
Vỏ chăn | Giặt khô và phơi nắng cứ 2 tuần đến 1 tháng 1 lần |
2.3 Hút bụi cho nệm 1 tháng/lần
Nệm Foam theo thời gian sẽ tích tụ nhiều bụi, lông, tóc, vi khuẩn siêu nhỏ,… Điều này đòi hỏi bạn cần thường xuyên hút bụi để tránh việc chúng tích tụ lâu dẫn đến hình thành mảng bám ố trên nệm.
Thời gian lý tưởng để hút bụi là 1 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn quá bận rộn và không có thời gian, ít nhất bạn nên hút bụi mỗi tháng một lần. Nếu trong nhà có người thân bị dị ứng, có thể cần phải hút bụi thường xuyên hơn hoặc mua một tấm bọc bảo vệ nệm để tiện lợi trong việc vệ sinh.
2.4 Tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh
Không nên sử dụng các dung môi mạnh như Ammoniac hoặc thuốc tẩy trắng để vệ sinh nệm Foam. Việc này có thể gây hại cho cấu trúc của nệm, ảnh hưởng đến chất lượng và tính thẩm mỹ. Ngoài ra, những hóa chất này có thể gây bỏng da tay và nguy hiểm hơn là gây kích ứng da, vì chúng không thể được làm sạch hoàn toàn.
2.5 Tránh để nệm Foam tiếp xúc với nước
Không được mang nệm Foam đi giặt trực tiếp hoặc ngâm trong nước để làm sạch, đó là điều tuyệt đối cần tuân thủ. Kết cấu của nệm Foam rất phức tạp với nhiều lớp Foam khác nhau được kết hợp. Nếu nệm bị ngấm nước, điều này có thể gây phá vỡ cấu trúc Foam, làm giảm chất lượng và tuổi thọ của nệm.
3. Kết luận
Vậy là bạn đã xem xong những cách vệ sinh nệm foam và những lưu ý khi vệ sinh nệm. Mong rằng những thông tin mà mình cung cấp hữu ích với bạn! Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Theo P.V
Xem thêm:
- Nệm 2 người nằm bao nhiêu mét? Bí quyết chọn nệm chuẩn
- Nệm Thắng Lợi – Giải pháp hoàn hảo cho giấc ngủ tốt nhất