Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh cận thị khúc xạ

Tật khúc xạ là bệnh thường thấy ở độ tuổi học sinh, sinh viên. Bệnh xuất hiện bởi các bất thường trong thành phần quang học làm không hội tụ đúng trên võng mạc. Có 3 loại bệnh về tật khúc xạ: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị. Bài viết dưới đây sẽ nói về Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh cận thị khúc xạ.

Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị khúc xạ:

– Thói quen đọc sách, sử dụng thiết bị nhìn không hợp lý. Nhìn ở khoảng cách gần, trong thời gian dài. Khoảng cách hợp lý là đặt sách, vở, thiết bị nhìn cách mắt từ 30cm.

– Học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng kém, ánh sáng xanh. Nên sử dụng ánh đèn vàng, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

– Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu Vitamin A

– Yếu tố di truyền

– Cấu trúc nhãn cầu dài

Dấu hiện nhận biết cận thị

  • Nhìn kém những vật ở xa, theo ước lượng, thị lực tương ứng của từng độ cận thị sẽ như sau:
    • Độ cận                                                thị lực

– 0.5D                                                 4/10

-1D                                                     2/10

-1.5D                                                  1/10

(Xin lưu ý đây chỉ là những chỉ số ước lượng, để biết độ cận chính xác cần đến cơ sở chuyên khoa đo bằng hệ thống khúc xạ tự động, thử kính…)

  • Thường xuyên nheo mắt để nhìn rõ mục tiêu
  • Nhìn mờ hoặc nhức mắt
  • Lác mắt. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở người có độ cận thị cao

Nguy cơ của tật cận thị đối với cuộc sống

– Bất tiện trong sinh hoạt, do người cận thị luôn phải sử dụng kính để cải thiện tầm nhìn. Người cận thị gặp khó khăn khi đi trời tối, đi mưa, chơi thể thao…

– Cận thị nặng có thể dẫn đến lác mắt

– Cận thị nặng có thể ảnh hưởng đến võng mạc.

Cách phòng tránh bệnh tật cận thị khúc xạ 

Để có một đôi mắt sáng đẹp và phòng tránh TKX cho mắt, ở lứa tuổi học đường cần thực hiện các biện pháp sau đây.

Nơi học tập đảm bảo đủ ánh sáng, nên dùng đèn dây tóc có chụp phản chiếu, ánh sáng chiếu từ phía trước mặt hoặc đối diện với tay cầm bút, góc học tập nên bố trí gần của sổ. Không đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, khi đi tàu xe, khi nằm, khi quỳ.

Tư thế ngồi học thẳng lưng, hai chân khép để trên nền nhà, đầu cúi 10 – 15 đo. Cần bố trí chiều cao bàn ghế phù hợp với cấp học để khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25cm với cấp tiểu học, 30cm với cấp THCS và 35cm với học sinh THPT.

Chữ viết trên bảng và trong tập vở phải rõ nét, không viết mực đỏ, mực xanh lá cây, không đọc sách in chữ quá nhỏ, in trên giấy vàng, giấy đen.

Phải có chế độ học tập và vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và xa. Khi học cứ 1 giờ phải nghỉ 10 – 15 phút. Khi xem TV, chơi điện tử không quá 60 phút mỗi lần, không ngồi quá gần sẽ ảnh hưởng tới mắt.

Cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt, ngủ từ 8 – 10 tiếng một ngày, dinh dưỡng nhiều rau xanh, trái cây, sữa tươi v.v. đảm bảo đủ các loại vitamine và khoáng chất cho cơ thể. Cho trẻ đi khám kiểm tra mắt mỗi 6 tháng một lần hoặc ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ như mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở v.v… để kịp thời phát hiện và điều chỉnh TKX.