Rối loạn tâm lý là những bất thường về tâm lý, biểu hiện do những hành vi tiêu cực ảnh hưởng cuộc sống rất nhiều. Bệnh rối loạn tâm lý được phân chia thành nhiều loại như: trầm cảm, rối loạn lo âu, chứng tâm thần phân lật, mất trí, rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách, rối loạn do sử dụng chất kích thích, rối loạn tình dục… Để giúp bạn hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo qua bài Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh rối loạn tâm lý.
1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây rối loạn tâm lý
Nguyên nhân cụ thể của rối loạn tâm lý không được biết đến rõ nhưng các chuyên gia cho rằng có thể do các yếu tố như mất cân bằng các chất hóa học trong não, di truyền, căng thẳng , bệnh tật… gây ra.
Các yếu tố nguy cơ rối loạn tâm lý bao gồm:
– Yếu tố di truyền
– Tình trạng kinh tế xã hộ
– Mang thai hoặc sau sinh
– Bệnh mạn tính, đau mạn tính và suy giáp
– Áp lực từ cuộc sống
– Lạm
– Bạo lực gia đình
– Cú shock chấn thương tâm lý
2. Triệu chứng rối loạn tâm lý
Các triệu chứng rối loạn tâm lý được biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào loại rối loạn và nguyên nhân gây bệnh. Thông thường người rối loạn tâm lý sẽ có một trong các biểu hiện sau:
– Dễ kích động, nổi cáu, gây hấn
– Lo âu
– Lú lẫn
– Hành vi thất thường
– Dễ thay đổi tâm trạng
– Quá trình nhận thức bị rối loạn ( loạn thần, ảo giác , hoang tưởng)
– Cảm giác tự ti, xa lánh mọi người và xã hội
– Rối loạn giấc ngủ
3. Cách phòng chống bệnh rối loạn tâm lý
– Suy nghĩ lạc quan: nếu bạn suy nghĩ tích cực, lạc quan sẽ giúp cải thiện tâm trạng của bạn, nhưng bằng cách nào? Khi gặp phải vấn đề khó khăn gì đó, bạn hãy dành một ít thời gian ghi vấn đề đó, xong bạn hãy suy nghĩ những việc cần làm để khắc phục, cho dù việc làm đó có tệ đến mức nào. Trong những tình huống khó khăn, hãy suy nghĩ về những kinh nghiệm, việc đã làm để giải quyết công việc nhanh chóng hơn.
– Dập tắt những phê bình trong nội tâm: Những suy nghĩ bạn không tốt, không đủ khả năng hay bạn xấu xí luẩn quẩn trong đầu bạn? Hãy nhanh chóng dập tắt đi những suy nghĩ tiêu cực đó, hãy suy nghĩ và làm những việc mình cho là đúng và trong khả năng của bản thân.
– Hoạt động thể thao mỗi ngày: tập thể dục có thể giúp giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Khi bạn tập thể dục, cơ thể bạn sẽ giải phóng các hóa chất cải thiện tâm trạng như endorphin và serotonin rất tốt cho tinh thần cũng như sức khỏe của bạn.
– Kiểm soát căng thẳng : Xác định các yếu tố gây stress cho bạn, sau đó chia sẻ với những thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để giảm căng thẳng. Khi bạn cố gắng làm vấn đề nào đó nhưng lại quá sức, hãy tạm ngưng lại và sắp xếp lại công việc của mình, tránh những áp lực không đáng có.
– Hãy dành thời gian cho bản thân bạn: Hãy dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để tận hưởng những gì bạn thích hoặc cảm thấy thư giãn, như đọc một cuốn sách hoặc tắm nước ấm, chơi một bản nhạc hay hát vài bài hát.
>>>> Xem thêm: Top 4 chứng bệnh tâm lý thường xuất hiện ở tuổi dậy thì