Ở giai đoạn tuổi dậy thì, cơ thể và tâm lý của các em đang dần thay đổi. Những biến đổi phức tạp ấy sẽ khiến các em dễ rơi vào tình trạng không làm chủ được bản thân, có suy nghĩ tiêu cực khi có người chọc ghẹo…. Những áp lực về tâm lý của các em nếu không được giải tỏa thì về lâu về dài càng đè nặng, có thể áp lực về tâm lý của các em nếu không có người giúp giải tỏa khiến các em có thể bị các rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc và rối loạn tâm thần. Dưới đây là Top 4 chứng bệnh tâm lý thường xuất hiện ở tuổi dậy thì.
1. Rối loạn tâm lý
Với những tác động từ bên ngoài như: chuyện học hành, bài vở, thi cử khiến cho các em thường xuyên thức khuya khiến cho sức khỏe bị giảm, tinh thần mệt mỏi, lo âu, việc ăn uống và sinh hoạt thất thường ở lứa tuổi này cũng dễ khiến chúng ta mắc bệnh hơn, rối loạn tâm lý hình thành.
Các biểu hiện thường gặp của bệnh như: biếng ăn, mất ngủ, mệt mỏi, dễ cáu gắt, lo âu, học tập giảm sút… Nặng hơn, một số trường hợp còn có cả các biểu hiện như nói năng lung tung, khóc cười vô cớ, dễ hoảng sợ, ngại tiếp xúc với người khác…, thậm chí còn có ý định tự tử nữa đấy!
2. Rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc là bệnh tâm lý, là tình trạng rối loạn tại não bộ, gây ra những bất ổn về mặt tinh thần như: chuyển đổi cảm xúc nhanh chóng từ hưng phấn sang ức chế, bị dằn vặt,.. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do những biến đổi ở tuổi dậy thì làm các em nhạy cảm hơn, dễ bị tác động bởi các áp lực từ bên ngoài. Cho nên, khi có các biểu hiện như: mất ngủ, gầy sút, hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên…, các bậc phụ huynh cần đưa các em tham khảo ý kiến các chuyên gia tâm lý để điều chỉnh kịp thời và tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn nhé!
3. Rối loạn hành vi
Độ tuổi mới lớn, những định hình về xã hội trong các em chưa được toàn diện, rất dễ bị tác động từ sách báo, phim ảnh bạo lực, các văn hóa phẩm đồi trụy dẫn đến rối loạn hành vi gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Khi mắc phải căn bệnh này đòi hỏi có sự phối hợp khắt khe từ bản thân của các em và với những người xung quanh.
4. Trầm cảm
Trầm cảm là căn bệnh thường gặp, dấu hiệu như: hay buồn rầu, không quan tâm đến chuyện xung quanh, dễ mệt mỏi, mất hy vọng vào tương lai,… Bệnh trầm cảm thường dễ mắc phải ở tuổi dậy thì do độ tuổi này nhạy cảm, dễ chịu áp lực từ xung quanh. Khi bị trầm cảm, người bệnh thường tự cô lập bản thân với thế giới bên ngoài, điều này khiến cho cuộc sống trở nên nhàm chán, u ám và thiếu mất niềm tin.
>>>> Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh rối loạn tâm lý