Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa thiếu máu nhược sắc

Thiếu máu nhược sắc là hội chứng thường gặp ở độ tuổi dậy thì, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa bệnh như thế nào?

1. Bệnh thiếu máu nhược sắc là gì?

Theo thuật ngữ y học, thiếu máu là lượng hồng cầu hoặc là giảm nồng độ huyết cầu tố (hemoglobin) trong máu ngoại biên. Biểu hiện thường gặp là niêm mạc xanh xao và nhợt nhạt, nhất là ở niêm mạc mắt, miệng và lòng bàn tay. Có thể bị ngất đột ngột, thường xuyên thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt. Thường xuyên bị mệt mỏi, hay ngủ gật, tim đập mạnh, hệ tiêu hóa bị rối loạn.

Bệnh thiếu máu nhược sắc là gì?

Bệnh thiếu máu nhược sắc là gì?

Phân loại

Có nhiều cách phân loại dựa vào số lượng hồng cầu cũng như tỷ lệ huyết sắc tố ( còn được gọi là giá trị hồng cầu). Người ta chia ra gồm có: thiếu máu ưu sắc, thiếu máu nhược sắc, thiếu máu đẳng sắc

2. Nguyên nhân của bệnh thiếu máu nhược sắc

– Thiếu máu hồng cầu nhỏ – nhược sắc

Hiện tượng thiếu máu nhược sắc thường gặp ở những người bệnh thiếu máu kinh liên, thường hay bị mất máu bởi các bệnh lý khác như bị trĩ, bị loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày, u xơ tử cung và giãn tĩnh mạch thực quản, ho ra máu trong lao, bị ung thư dạ dày, ung thư phế quản, giãn phế quản hay giãn động mạch phế quản.

– Mắc các bệnh về dạ dày

Khi các bệnh về dạ dày hoặc ruột cơ thể giảm khả năng hấp sắt kém dẫn đến tình trạng thiếu sắt trong máu, giảm lượng hồng cầu.

Nguyên nhân của bệnh thiếu máu nhược sắc

Nguyên nhân của bệnh thiếu máu nhược sắc

– Do nhiễm khuẩn, nhiễm độc

Một số loại bệnh do nhiễm khuẩn như liên cầu tan huyết; bị nhiễm độc gây tan máu như độc tố của nọc rắn cùng các chất độc khác. Hoặc trong tình trạng thiếu máu do mất máu cấp như:

  • Chấn thương gây đứt mạch máu
  • Vỡ phủ tạng
  • Vỡ chửa ngoài dạ con
  • Vỡ tử cung….

Bên cạnh đó, những người bị bệnh phù niêm, mắc viêm thận mạn tính, xơ gan hay ung thư, mắc các bệnh máu ác tính như Leucose hoặc bệnh sốt xuất huyết, tăng nguyên hồng cầu, bệnh.

Ở phụ nữ có thai và trẻ em đang trong giai đoạn phát triển dẫn đến tình trạng thiếu sắt do dinh dưỡng kém

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh thiếu máu nhược sắc

Thiếu máu kéo dài có thể đưa đến chức năng của các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não bộ hoạt động kém, kèm theo suy tim và suy các phủ tạng khác, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Người bệnh nên thận trọng, đi khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời:

Để có thể phòng ngừa được căn bệnh này, bạn có thể thực hiện tốt chế độ ăn uống, bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B12, folat….

Biện pháp phòng ngừa bệnh thiếu máu nhược sắc

Biện pháp phòng ngừa bệnh thiếu máu nhược sắc

Dưới đây là một số thực phẩm cần thiết cho bạn

– Các thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt bò, thịt lợn hay thịt cừu.
– Các loại đậu như đậu đỗ, ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc, lúa mì toàn hạt và mì sợi.

Bên cạnh những thực phẩm trên thì các bạn nên dùng thêm Top các thực phẩm bổ máu cho người thiếu máu nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm: 

Tinh bột nghệ có tác dụng chữa thiếu máu hay không?

Các món ăn bài thuốc chữa bệnh thiếu máu hiệu quả