Những nguyên nhân mắc bệnh ung thư vú ở nam và nữ

Tuy ung thư vú thường gặp ở nữ giới nhưng đối với nam giới cũng đừng nên chủ quan vì một trong những nguyên nhân gây bệnh là do lối sống không lành mạnh cho nên ở nam giới cũng có nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh ở nam và nữ. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé

A. Những nguyên nhân gây bệnh ung thư vú ở nữ giới

Ung thư vú là bệnh lý ác tính gây tử vong hàng đầu đối với phụ nữ. Việc phát hiện ung thư vú sớm giúp tăng cơ hội điều trị thành công căn bệnh nguy hiểm này. Sau đây là những nguyên nhân chủ yếu mọi người thường bỏ qua, cần phải lưu ý đề phòng.

ungthuvu

1. Yếu tố gia đình

Khoảng 5% ca ung thư vú có mang tính di truyền, 45% gia đình bị ung thư vú liên quan đến đột biến gen BRCA1. Khi nghiên cứu về đột biến gen gây K vú BRCA1 của 50 phụ nữ, bao gồm 26 người khởi phát ung thư vú, 24 người không mắc ung thư vú nhưng trong gia đình có ít nhất một người là mẹ ruột, chị em ruột, bà ngoại, bà nội, cô dì bị ung thư vú.

Các bác sỹ đến từ trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cũng đã phát hiện: 10 người có 2 kiểu đột biến gen từng được chứng minh gây K vú ( trong gia đình họ từng có người bị ung thư), 3 người trong cùng một gia đình có đột biến gen giống nhau, 9 người bất thường gen.

Đột biến Gene BRCA1 và BRCA2 làm quá trình sửa chữa AND gặp trở ngại gây ra bệnh ung thư. Những người có cùng huyết thống có tỷ lệ đột biến gene BRCA1 hoặc BRCA2 lên đến 20%, gây ra 80% tỷ lệ bị ung thư vú trong suốt cuộc đời. Phụ nữ trên tuổi 50 có gene đột biến có nguy cơ mắc ung thư vú 56 – 85%. Phụ nữ mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 có thể phòng bệnh bằng cách tăng cường tầm soát để phát hiện sớm hoặc hóa trị liệu hoặc phẫu thuật đoạn nhũ dự phòng.

2.  Người có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn

Phụ nữ chịu tác động lâu dài từ nội tiết tố nữ estrogen xúc tác bệnh ung thư vú tấn công. Nội tiết tố nữ estrogen tác động lâu dài sẽ gắn vào các thụ thể estrogen (ER+). Các thụ thể estrogen (ER+) nhận biết, chuyển tín hiệu tăng trưởng từ DNA đến các vùng khác, tạo điều kiện cho K vú phát triển. Vì thế, đối tượng mắc ung thư vú cao thường là nữ giới tuổi dậy thì (trước 12 tuổi) có kinh nguyệt sớm và phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh (sau 55 tuổi).

3.    Người ít vận động

Người ít vận động trong thời gian dài thường bị tăng sự đề kháng Insulin trong thời gian dài. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển các mô và các tế bào vú, làm tăng nguy cơ phát triển thành các tế bào ác tính. Y học chỉ ra rằng: Sau khi mãn kinh, estrogen được sản sinh ra từ các tế bào mỡ. Nếu cơ thể quá nhiều chất béo, mức estrogen cao hơn làm tăng nguy cơ ung thư. Bởi vậy, phụ nữ tập thể dục đều đặn sẽ cải thiện được nồng độ nội tiết tố cùng các chất béo trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

4.    Người thường xuyên mặc áo ngực 24/24h

Nhiều người quan niệm rằng: Áo ngực không chỉ có vai trò nâng đỡ mà còn giúp “núi đôi” trở nên săn chắc hơn. Chính về thế, một số chị em hình thành thói quen mặc áo ngực 24/24 mà không biết rằng, việc làm này có thể gây nghẽn các tuyến bạch huyết dưới cánh tay, không thể giải phóng mà ứ lại ở các mô của tuyến vú. Chị em phải đối diện với nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 125 lần so với những người khác.

5.    Người thừa cân, béo phì

Viện Điều trị Ung thư Montefiore Einstein (Mỹ) đã nghiên cứu tình trạng bệnh án của gần 5.000 phụ nữ mắc ung thư vú giai đoạn I, giai đoạn II và giai đoạn III, 1/3 bệnh nhân trong tình trạng thừa cân và 1/3 bị béo phì. Tất cả đều được điều trị theo đúng phương pháp tiêu chuẩn và phù hợp với chỉ số cân nặng của từng người. Sau 8 năm, có 695 trường hợp chết vì ung thư vú. Đáng chú ý ở đây là có đến 40%-69% phụ nữ béo phì có nguy cơ tái phát bệnh và tử vong cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ béo phì hoặc được chẩn đoán mang gen béo phì (mTOR) sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú lên đến 210%.

Phụ nữ béo phì có nguy cơ đối mặt với ung thư vú là do một số loại hormon, Estrogen, insulin chi phối đến trọng lượng cơ thể đã kích thích các tế bào ác tính phát triển. Estrogen trong cơ thể phụ nữ béo phì sẽ tăng cao, làm giảm sự tương thích giữa các phương pháp điều trị ung thư vú bằng hormone. Vì thế, để giảm nguy cơ đối mặt với triệu chứng ung thư vú, phụ nữ béo phì cần giảm cân, duy trì chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn nhằm kiểm soát cân nặng.

6.    Phụ nữ thường xuyên phải làm việc về đêm

Viện dịch tễ học ung thư thuộc Hiệp hội Ung thư Đan Mạch, Ông Johnni Hansen và Christina Lassen đã chọn ra 18.500 phụ nữ. Tất cả số người được tham gia trả lời các câu hỏi có liên quan đến thói quen làm việc ban ngày và ban đêm. Kết quả cho thấy: Phụ nữ làm việc ca đêm có thể mắc ung thư vú gấp 4 lần.Nguy cơ mắc ung thư vú lên đến 40% ở những người thường xuyên làm việc về đêm. Phụ nữ trong vòng 6 năm liên tục phải làm việc ít nhất 3 đêm một tuần có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 2 lần so với những người chỉ làm việc 1-2 đêm/tuần.

Để lý giải cho điều này, Ông Johnni Hansen cho rằng: Thứ nhất người làm việc ban đêm không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mà chỉ được tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo. Vì thế, hàm lượng vitamin D được hấp thụ thường thấp. Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến sự phát triển của ung thư vú. Thứ hai: là sự gián đoạn đồng hồ sinh học bên trong cơ thể. Thông thường, đồng hồ sinh học hoạt động theo nguyên tắc làm việc ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm. Vì thế, làm việc ban đêm, ngủ vào ban ngày sẽ làm đảo ngược đồng hồ sinh học và ngăn chặn mức độ melatonin, từ đó kích thích đến các hormon khác ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tế bào vú. Tuy nhiên, làm việc ca đêm là điều không tránh khỏi. Nếu phụ nữ chỉ làm việc 1-2 ca đêm/tuần thì có thể sẽ không có ảnh hưởng nhiều đến phần ngực.

B. Những nguyên nhân gây bệnh ung thư vú ở nam giới

Ung thư vú được coi là một bệnh của phụ nữ nhưng cũng có thể xảy ra ở nam giới, chính vì thế nam giới thường chủ quan không để ý quan tâm đến sự biến đổi bất thường ở vú. Bệnh được hình thành từ mô vú của nam giới, hay xảy ra ở nam giới lớn tuổi. Tìm hiểu được nguyên nhân sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú cho nam giới.

dau-hieu-ung-thu-vu-nam

1.    Di truyền và đột biến di truyền

Trong gia đình có người bị ung thư vú thì tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn. Cứ 5 người đàn ông mắc ung thư vú thì có 1 người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh này.

Nam giới có gene đột biến từ cha mẹ làm tăng nguy cơ bị ung thư vú. Đặc biệt là đột biến BRCA2, gây nguy cơ mắc ung thư vú và tuyến tiền liệt,đột biến BRCA1 cũng có khả năng gây bệnh nhưng tỉ lệ ít hơn.

Hội chứng Clinefelter: là một bệnh bẩm sinh, là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng mắc ung thư vú ở nam giới. Ở người bình thường nữ giới có cặp NST (nhiễm sắc thể) giới tính là XX còn nam là XY, người mắc hội chứng này có 1 NST Y với ít nhất 2 NST X. Người mắc hội chứng Clinefelter thường có tinh hoàn nhỏ hơn đàn ông bình thường, nội tiết tố nam ít hơn và nội tiết tố nữ nhiều hơn bình thường.

Tiếp xúc nhiều với bức xạ cũng làm thay đổi về cấu trúc gene, làm nguy cơ mắc bệnh ung thư các loại tăng lên.

2.    Tuổi tác

Bệnh có liên quan trực tiếp tới tuổi tác. Nam giới tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn ở người trẻ. Bệnh thường xảy ra phổ biến ở nam giới độ tuổi từ 60 – 70 tuổi.

3.    Hút thuốc lá

Nhiều nghiên cứu cho biết thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về vòm họng, phổi, tim mạch, gan…ngoài ra thuốc lá còn là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư ở nam giới trong đó có ung thư vú.

4.    Thức khuya

Thức khuya có nhiều tác hại đến sức khỏe có thể gây ra các bệnh chuyển hóa, tim mạch, ung thư… Cả phụ nữ và nam giới thức khuya đều có khả năng mắc ung thư vú cao hơn người ngủ tối đúng giờ và đủ giấc. Ngoài ra, việc thức khuya còn tăng nguy cơ mắc cả ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

5.    Uống rượu

Uống rượu quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh xơ gan, dạ dày, trĩ… Những nghiên cứu gần đây cho thấy rượu còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nam giới. Rượu thường làm tổn thương đến gan, khi chức năng gan bị rối loạn sẽ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến cho lượng  androgen  bị giảm xuống và làm tăng lượng estrogen cao hơn. Và điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nam giới. Vì vậy, nam giới nên hạn chế uống rượu để phòng chống các bệnh về gan và ung thư vú hiệu quả.

6.    Lối sống tĩnh tại, lười vận động

Những người chỉ ngồi 1 chỗ, ít vận động có khả năng mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, ung thư vú, tuyến tiền liệt, đại tràng…Vân động thường xuyên có tác dụng làm lưu thông khí huyết để có một sức khỏe tốt, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh trên.

7.    Ăn nhiều chất béo

Những người ăn nhiều chất béo bão hòa từ động vật có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, ung thư. Ăn nhiều chất béo sẽ dẫn đến béo phì. Mà béo phì là một yếu tố nguy cơ ung thư vú ở nam giới, vì nó làm tăng tế bào mỡ trong cơ thể, các tế bào này có thể chuyển đổi từ androgen thành estrogen, làm tăng lượng estrogen trong cơ thể vì vậy tăng nguy cơ ung thư vú.

8.    Giảm cân đột ngột

Khi trọng lượng cơ thể giảm nhanh đột ngột làm rối loạn thay đổi mọi chuyển hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào ác tính  phát triển.

Trên đây là những nguyên nhân gây bệnh ung thư vú ở nam và nữ mà chúng tôi đã chia sẻ với các bạn. Đối với nam giới nguyên nhân chủ yếu là do lối sống không lành mạnh vì thế các nam đừng chủ quan nhé. Cám ơn các bạn đã theo dõi.

Nguồn: chuaungthu