Sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn về sinh không chỉ gây ra các vấn đề như ngộ độc, tiêu chảy mà nguy hiểm nhất là dẫn đến các căn bệnh ung thư. Sau đây chúng ta hãy theo dõi xem Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói gì về tình trạng sử dụng thực phẩm không an toàn dẫn đến ung thư nhé.
Cứ 10 người mắc bệnh thì 1 người là do thực phẩm bẩn
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố gánh nặng toàn cầu về các bệnh do thực phẩm mang lại và các mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng.
Bệnh do thực phẩm là một vấn đề y tế công cộng, đang ngày càng tăng trên toàn thế giới với hơn 150 triệu trường hợp mắc và 175.000 ca tử vong mỗi năm. Chỉ đứng sau châu Phi, Đông Nam Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng do thực phẩm bẩn. Mỗi năm có tới 125.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì thực phẩm bẩn. Trên toàn thế giới cứ 10 người mắc bệnh thì có 1 người do thực phẩm gây ra.
Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Margaret Chan cho biết “ Cho đến nay các bệnh do thực phẩm gây ra vẫn còn rất mơ hồ và chưa thống kê hết.” Theo báo cáo mới nhất của WHO, có tới 31 tác nhân là các vi khuẩn, vi rus, ký sinh trùng, các độc tố, hóa chất gây ra ô nhiễm thực phẩm và có khả năng gây bệnh cho con người.
Như tại châu Phi, 70% các ca tiêu chảy là do thực phẩm, chủ yếu nhiễm salmonella, sán dây, ¼ số ca tử vong do nhiễm hóa chất cyanide, aflatoxin hay xyanua trong sắn….
Trong khi đó theo đánh giá của WHO, Đông Nam Á có số người mắc và tử vong mỗi năm đặc biệt cao với hơn 150 triệu trường hợp mắc và 175.000 trường hợp tử vong mỗi năm. Trong số 60 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc các bệnh do thực phẩm thì có tới 50.000 trẻ tử vong mỗi năm.
Thực phẩm không an toàn là nguy cơ phát sinh bệnh tật
Người đứng đầu phụ trách vấn đề An toàn thực phẩm của WHO Kazuaki Miyagishima cho biết, thực phẩm không an toàn gây ra rất nhiều gánh nặng bệnh tật. Điển hình là bệnh tiêu chảy. Hơn một nửa các trường hợp bệnh do thực phẩm là bị tiêu chảy. Theo ước tính có khoảng 550 triệu người mắc mỗi năm, trong đó 230.000 trường hợp tử vong. Trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất với khoảng 220 triệu trường hợp mắc và 96.000 em tử vong mỗi năm vì bệnh tiêu chảy do thực phẩm không an toàn.
Nguyên nhân gây tiêu chảy thường là do ăn thịt còn sống hoặc nấu chưa chín, các sản phẩm từ sữa bị nhiễm khuẩn như norovirus, campylobactory, salmonella, E.Coli….
Ngoài gây bệnh tiêu chảy thực phẩm còn là thủ phạm gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như thương hàn, viêm gan A. Các chuyên gia y tế đã thống kê được nguy cơ nhiễm bệnh từ thực phẩm tăng cao ở các nước có thu nhập thấp và trung bình như châu Phi và khu vực Đông Nam Á. Ở đây số ca mắc và tử vong gồm cả trẻ em dưới 5 tuổi cao hơn các khu vực khác. Những quốc gia kém phát triển các tác nhân gây các loại bệnh như tả, thương hàn… do nhiễm khuẩn E.coli, đó là do thực phẩm, nước uống không an toàn, điều kiện vệ sinh kém trong sản xuất và lưu thông thực phẩm cũng là một nguyên nhân. Còn ở các quốc gia có mức thu nhập trung bình cao, thực phẩm dễ nhiễm khuẩn campylobacter.
Những đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người có hệ miễn dịch yếu dễ bị tấn công bởi những nguy cơ từ thực phẩm bẩn. Theo các chuyên gia của WHO, thực phẩm không an toàn có thể gây các bệnh nguy hiểm như ung thư, suy gan, thận, nào hoặc các rối loạn thần kinh.
Các triệu chứng khi ăn phải thực phẩm không an toàn:
– Nôn, buồn nôn.
– Tiêu chảy. Đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước, thể ngộ độc nặng bệnh nhân đi ngoài không tự chủ, phân tự chảy.
– Đau bụng, vị trí đau thường ở trên rốn hoặc quanh rốn, mức độ đau bụng từ nhẹ, âm ỉ đến đau dữ dội, toát mồ hôi, mặt tái mét.
– Có thể xuất hiện dấu hiệu tê bì, chuột rút một hoặc nhiều cơ, giảm trương lực cơ, chướng bụng.
– Sốt: thường gặp trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm có nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
– Đau đầu hay gặp trong ngộ độc thực phẩm do các tác nhân là độc tố hay hóa chất.
– Ngộ độc do ăn phải đồ hộp bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum có thể gây yếu, liệt chi, nuốt khó, liệt cơ hô hấp gây khó thở.
Khuyến cáo của WHO về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
– Giữ vệ sinh sạch sẽ – rửa sạch tay và giữ sạch sẽ bề mặt nơi chế biến thức ăn;
– Để riêng thức ăn chín và thực phẩm sống;
– Nấu chín kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt, gia cầm, trứng;
– Giữ thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp.
– Sử dụng nước sạch và thực phẩm tươi sống an toàn khi chuẩn bị thức ăn.
Trên đây viện Y tế Thế giới (WHO) đã chia sẻ cho chúng ta về những tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn vệ sinh có thể gây ra bệnh ung thư nguy hiểm. Hy vọng bào viết này sẽ hữu ích dành cho các bạn. Cảm ơn đã theo dõi.
Nguồn: suckhoedoisong