5 Cách trị ghẻ nước tại nhà theo phương pháp nhân gian

Ghẻ nước là bệnh lý về da liễu tác nhân chính gây ghẻ nước là do vi khuẩn ghẻ tạo ra. Ghẻ nước gây cảm giác ngứa không thoải mái ngay suốt cả ngày và đêm, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt và công việc hàng ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu biết những mẹo dân gian chữa ghẻ nước thì bạn có thể điều trị tại nhà mà không cần đến các bác sĩ thăm khám.

Vệ sinh da bằng nước muối để trị ghẻ nước

Nước muối là nguyên liệu có thể kháng khuẩn cực kỳ cao, thích hợp sử dụng để điều trị các căn bệnh về da liễu thường như ghẻ nước, viêm da,… Lúc dùng nước muối để điều trị ghẻ nước, các thành phần hoạt chất bên trong chúng sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây ra và tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ đang tồn tại dưới da.

Bên cạnh đó, thành phần khoáng chất bên trong nước muối như natri, kẽm, vitamin,… còn có tác dụng kích thích tái tạo da và làm lành những tổn thương ở trên da. Cách dùng nước muối để chữa trị ghẻ ngứa ngáy rất dễ dàng, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây :

Nguyên liệu:

200 gram muối tinh

Bông y tế

Quy trình thực hiện:

  • Cho muối tinh vào trong 1 lít nước tinh khiết rồi khuấy cho tan hết.
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị sạch sẽ rồi lau khô bằng khăn sạch.
  • Dùng bông y tế thấm nước muối rồi bôi thật kỹ lên vùng da bị ghẻ.
  • Áp dụng cách này nhiều lần trong 1 ngày để mang lại hiệu quả điều trị.
  • Kiên nhẫn thực hành điều độ hằng ngày tình trạng bệnh sẽ dần được cải thiện .

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng muối pha loãng với nước ấm sử dụng để tắm mỗi ngày cùng có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh rất hiệu quả.

Trị ghẻ bằng cách tăm nước lá trầu không

Lá trầu không là loại dược liệu có tính kháng khuẩn rất mạnh, thường được dùng để khử trùng làm sạch vết thương và điều trị một số bệnh lý về da. Khi sử dụng lá trầu để điều trị bệnh ghẻ nước, thành phần hoạt chất betel-phenol, chavicol và cadine trong loại dược liệu này sẽ có tác dụng tiêu diệt và hạn chế sự phát triển lây lan của tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả đối với những thể bệnh nhẹ. Bạn có thể sử dụng lá trầu để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh ghẻ nước theo các cách dưới đây:

+ Cách 1: Dùng nước lá trầu vệ sinh da

Nguyên liệu:

  • 3 – 4 lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Vớt lá trầu ra để ráo nước, dùng dao cắt thật nhỏ rồi cho vào chậu.
  • Nấu nước sôi đổ vào chậu rồi hãm lá trà trong khoảng 20 phút.
  • Sử dụng nước này để vệ sinh thật kỹ vùng da đang bị bệnh.
  • Lấy bã trầu lau chà nhẹ nhàng lên vết thương giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
  • Sau đó dùng khăn mềm và khô để lau sạch vùng da bị tổn thương.
  • Áp dụng cách này 2 lần/ngày và thực hiện liên tục trong 1 tuần để điều trị bệnh.

+ Cách 2: Nấu nước lá trầu để tắm

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút.
  • Vớt lá trầu ra cho vào ấm, đổ nước cho ngập rồi bắc lên bếp đun đến khi sôi lên.
  • Sau khi nước sôi thì cho một ít muối hạt vào khuấy cho tan đều.
  • Đổ nước ra chậu để cho nguội bớt rồi sử dụng để tắm.
  • Áp dụng cách này đều đặn 2 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả điều trị.
  • Kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tuần sẽ thấy triệu chứng của bệnh chuyển biến tốt.

Trị ghẻ nước bằng lá đào

Lá đào là loại dược liệu có vị đắng, tính bình có tác dụng chống dị ứng, sát khuẩn. Trong Đông y, loại dược liệu này thường được sử dụng để điều trị ghẻ lở, ngứa ngáy cho người lớn. Sử dụng lá đào điều trị ghẻ nước là phương pháp rất hiệu quả, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này không nên sử dụng cho trẻ em và tuyệt đối không được nhầm lẫn lá đào với lá trúc đào. Nếu sử dụng lá trúc đào để điều trị bệnh có thể gây ngộ độc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nguyên liệu:

  • 50 gram lá đào
  • 40 gram rau sam

Cách thực hiện:

  • Lá đào và rau sam đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn bên ngoài.
  • Cho hai loại dược liệu trên vào nước muối pha loãng ngâm để sát khuẩn.
  • Sau khoảng 15 phút thì vớt ra, cho vào ấm đun với lượng nước vừa phải.
  • Đun trong khoảng 20 phút thì đổ ra chậu để cho nguội bớt rồi sử dụng để tắm.
  • Lấy phần bã chà xát nhẹ nhàng vào vùng da bị ghẻ nước.
  • Áp dụng cách này 1 lần/ngày và thực hiện đều đặn trong khoảng 1 tuần.

Trị ghẻ nước bằng lá mướp

Sử dụng lá mướp điều trị ghẻ nước cũng là một trong những phương pháp rất an toàn và hiệu quả. Thành phần hoạt chất bên trong lá mướp có khả năng sát khuẩn và tiêu diệt các loại ký sinh trùng rất tốt.

Lấy nắm lá mướp tươi, không sâu bệnh, 1 thìa muối hạt. Lá mướp đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn. Vớt lá mướp ra rửa sạch lại với nước rồi dùng dao thái nhỏ.

Cho lá mướp đã thái nhỏ vào cối giã nát cùng với muối hạt. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ghẻ nước và lau khô bằng khăn sạch. Sử dụng hỗn hợp thu được chà xát lên vùng da cần điều trị.

Dùng băng gạc y tế cố định trong khoảng 30 phút rồi tháo ra, rửa sạch với nước. Thực hiện cách này 2 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả. Kiên trì áp dụng sau khoảng 1 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ giảm hẳn.

Dùng lá đơn tướng quân trị ghẻ tại nhà

Đơn tướng quân hay còn gọi là cây khôi tía, khôi nhung và thường mọc ở nơi ven sông suối, rừng núi phía Bắc. Lá cây đơn tướng quân được sử dụng để làm thuốc với công dụng chính là chống dị ứng và kháng khuẩn khuẩn mạnh. Bạn có thể sử dụng lá đơn tướng quân để điều trị bệnh ghẻ nước giúp đẩy lùi nhanh cơn ngứa ngáy và tình trạng viêm nhiễm do bệnh gây ra. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá đơn tướng quân tươi

Cách thực hiện:

  • Lá đơn tướng quân đem rửa sạch với nước rồi dùng dao thái nhỏ.
  • Cho lá đã thái nhỏ vào nồi cùng với 5 lít nước, bắc lên bếp đun sôi.
  • Đổ nước ra chậu để cho nguội bớt rồi sử dụng để tắm, dùng bã chà xát lên vùng da bị ghẻ nước.
  • Áp dụng cách này 1 lần/ngày, kiên trì thực hiện đều đặn trong khoảng 4 ngày sẽ thấy hiệu quả mang lại.

Cách trị ghẻ ngứa bằng lá bạch đàn

Một cách trị bệnh ghẻ ngứa hiệu nghiệm theo kinh nghiệm dân gian là dùng lá bạch đàn. Lá bạch đàn chứa chất kháng khuẩn tự nhiên mạnh có thể tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng.

Cách sử dụng: Bạn nên chọn lá bạch đàn loại cây giống cũ ngày xưa chậm lớn (không phải lá bạch đàn to) hoặc bạch đàn lai ngày nay, tốt nhất là lá bạch đàn kim lá nhỏ. Sau đó, lấy một nắm lá bạch đàn (cả lá khô và lá tươi) vò nát rồi đun với nước để ngâm, tắm.

Khi ngâm hoặc tắm lá bạch đàn, bạn có thể dùng bã của lá chà lên vùng da bị ghẻ để có hiệu quả điều trị nhanh hơn. Bạn nên áp dụng cách trị ghẻ này trong 2 tuần để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn kí sinh trùng cái ghẻ.

Chúc các bạn thành công!

Tổng hợp

Xem thêm: Bệnh giời leo có lây không? Cách chữa bệnh giời leo theo nhân gian

Xem thêm: 4 Cách trị huyết trắng có mùi hôi tại nhà theo nhân gian