Rong biển là một món ăn giàu chất dinh dưỡng, được các bà nội trợ Nhật, Hàn thường xuyên sử dụng chúng trong các bữa ăn hằng ngày. Vậy rong biển này vì sao lại được ưa chuộng? Hãy cùng tìm hiểu xem nó bổ dưỡng như thế nào nhé!
Trong các phương pháp dưỡng sinh của nhiều dân tộc trên thế giới, rong biển được coi là thức ăn tạo sự dẻo dai, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần cho con người. Rong biển khô rất giàu chất bột đường, chất xơ, đạm, sinh tố và chất khoáng.
>> Xem thêm: Thành phần dinh dưỡng của tảo xoắn biển
Phân tích giá trị thành phần dinh dưỡng của rong biển người ta thấy hàm lượng sinh tố A trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với cà rốt, hàm lượng canxi cao gấp ba lần so với sữa bò, vitamin B2 cao gấp bốn lần trong trứng… Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy rong biển còn chứa các dưỡng chất sau:
– Vitamin C trong rong biển là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy sự hình thành collagen trong cơ thể, làm vết thương mau lành và có tác dụng phòng chảy máu chân răng.
– Iốt là chất khoáng rất cần thiết cho tuyến giáp, có nhiều trong rong biển. Thiếu iốt sẽ mắc bệnh bướu cổ.
– Vitamin B2 trong rong biển có tác dụng tham gia truyền dẫn trong quá trình oxy hóa của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu vitamin B2 kéo dài sẽ gây rối loạn trao đổi chất của các tế bào.
– Acid béo trong rong biển có tác dụng thúc đẩy cơ thể thải loại cholesterol, khống chế lượng cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Ngoài ra, rong biển còn chứa DHA, canxi và một số dưỡng chất khác cần thiết cho sức khỏe.
Qua nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng, các chuyên gia y học thấy rằng rong biển có tác dụng bổ máu, tốt cho tim, thận, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và các cơ quan sinh dục. Rong biển làm dẻo dai các mạch máu và các mô tế bào, giúp điều hòa hoạt động giữa các hệ thống trong cơ thể. Thành phần quan trọng trong rong biển là chất fertile clement – có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể. Trong rong biển có chứa polysaccharide, có tác dụng hấp thu cholesterol thải ra ngoài cơ thể khiến hàm lượng cholesterol trong huyết dịch duy trì ở mức cân bằng.
Nhiều nghiên cứu khoa học trong thời gian gần đây cũng đã xác nhận rong biển có tác dụng phòng, chống virus và ung thư. Các chuyên gia y học đã phát hiện huyết dịch của những bệnh nhân ung thư mang tính acid, trong khi đó rong biển lại là thức ăn mang tính kiềm chứa nhiều canxi, vì thế có tác dụng điều tiết và cân bằng độ acid và kiềm trong máu. Chất cellulose có nhiều trong rong biển kích thích sự co bóp của ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết, hạ thấp nồng độ những chất có nguy cơ gây ung thư trong đường ruột, từ đó làm giảm mắc ung thư kết tràng và ung thư trực tràng.
Dưới góc nhìn của y học hiện đại, rong biển là loại thức ăn thường được dùng phối hợp trong thực đơn cho những người béo phì, người mắc bệnh tiểu đường, người cao huyết áp và người bị suy tuyến giáp trạng.