Chàm tổ đỉa là một căn bệnh ở da phổ biến tại các vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Đây là căn bệnh khó chữa trị và dễ tái phát. Vậy đâu là cách chữa bệnh chàm tổ đỉa không lo tái phát?
Bệnh chàm tổ đỉa nguy hiểm thế nào?
Bệnh chàm tổ đỉa là một biến thể của bệnh chàm thông thường. Căn bệnh này thường xuyên có tỉ lệ tái phát cao, hay gặp ở độ tuổi từ 20-40. Theo số liệu thống kê mới nhất thì có đến hơn 20% dân số bị căn bệnh này làm phiền mỗi ngày.
Bệnh làm xuất hiện các mụn nước trên da, mụn xuất hiện ngày càng nhiều và lặp đi lặp lại gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Không những thế, bệnh chàm tổ đỉa còn khiến cho người bệnh cảm thấy mất tự tin, mặc cảm trong giao tiếp. Theo đó, 3 biểu hiện thường gặp của căn bệnh này chắc hẳn sẽ khiến nhiều người phải rùng mình đó:
– Ngứa, nổi mụn: Đây là triệu chứng đầu tiên khi mắc phải căn bệnh này, đa phần người bệnh nào cũng gặp phải triệu chứng này. Thường cảm giác ngứa bứt rứt khó chịu, sau đó mọc ra mụn nước, khi mụn vỡ ra sẽ khô lại tạo nên da khô gây bong tróc.
– Viêm nhiễm tổn thương da: Trường hợp tổn thương da khi viêm nhiễm tổn thương nặng, khi thấy vùng da tay chân bị lở loét đó là bệnh đã nghiêm trọng cần điều trị bệnh sớm nhất có thể.
– Nóng sốt, nổi hạch: Khi nhiễm trùng nặng thì cơ thể sẽ tạo ra phải ứng tiêu diệt bằng cách tăng nhiệt độ cho tế bào cũng như nổi hạch ở vùng gần nhất.
2 cách chữa bệnh chàm tổ đỉa dứt điểm
Có thể thấy rằng, chàm tổ đỉa là một căn bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống hàng ngày. Với nhiều bệnh nhân, đó là một nỗi ám ảnh dai dẳng nhất! Và dưới đây chính là 2 cách chữa bệnh chàm tổ đỉa tại nhà hiệu quả nhất!
Cách chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng lá trầu không
Trầu không được biết đến là một trong những bài thuốc chữa trị chàm tổ đỉa được khá nhiều người truyền tai nhau. Và công thức chữa trị chàm hiệu quả nhất với lá trầu không là kết hợp trầu không cùng lá lốt.
Chuẩn bị:
+ 1 nắm lá trầu không
+ Phèn chua.
Cách thực hiện:
+ Lá trầu không rửa sạch vò nát cho vào chậu, bỏ thêm một cục phèn chua nhỏ.
+ Đổ nước vừa đun sôi vào sao cho đủ ngâm vùng da bị tổ đĩa. Hoặc bạn cũng có thể cho 2 nguyên liệu trên vào nồi và đun trực tiếp.
+ Đợi nước nguội bớt, cho bộ phận bị tổn thương vào ngâm, vừa ngâm vừa chà xát bã lá trầu không lên chỗ bị tổ đĩa. Thực hiện cho đến khi nước nguội thì có thể chờ ráo nước và đi ngủ. Bạn không cần rửa chân lại bằng nước.
Kiên trì thực hiện bài thuốc này trước khi đi ngủ, chỉ sau một thời gian ngắn triệu chứng ngứa ngáy sẽ thuyên giảm và bệnh sẽ khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, tùy cơ địa của từng người mà mức độ thành công là khác nhau.
Chữa bệnh bệnh tổ đỉa bằng lá lốt
Ngoài lá trầu không thì lá lốt cũng được liệt vào danh sách nhóm dược liệu thiên nhiên tại nhà có công dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh chàm. Vậy bạn đã biết cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt chưa? Nếu chưa biết, đọc ngay hướng dẫn bên dưới để bỏ túi cho mình bí quyết trị chàm tổ đỉa tại nhà nhé!
Điều trị bên trong: Lấy 40g lá lốt tươi đem rửa sạch rồi giã nát và vắt lấy nước cốt pha với 30ml nước ấm dùng nước này uống trong ngày sẽ giúp khắc phục bệnh một cách hiệu quả nhất.
Điều trị bên ngoài: Dùng ngoài da trị bệnh tổ đỉa tại chỗ bằng cách dùng một nắm lá lốt sau đó đem giã nát và cho vào vài hạt muối rồi đắp lên vùng da bị bệnh tổ đỉa. Để như vậy khoảng 1 giờ cảm giác ngứa cũng như vùng da bị bệnh tổ đỉa dần lặn xuống và biến mất sau vài lần thực hiện.
Bệnh chàm tổ đỉa có lây không?
Khi tìm hiểu về cách chữa bệnh chàm tổ đỉa thì khá nhiều bệnh nhân lo ngại và băn khoăn rằng không biết liệu rằng: Bệnh chàm tổ đỉa có lây không? Và đã có rất nhiều thông tin đồn rằng, căn bệnh này có mức độ lây chóng mặt. Nhưng câu trả lời chính xác nhất là bệnh tổ đỉa không lây qua tiếp xúc giữa người bệnh sang người khác. Bệnh chỉ có thể có nguy cơ di truyền và lan rộng trên các vùng cơ thể người bệnh nếu thường xuyên gãi, tác động lên các tổn thương trên da gây loét, viêm nhiễm sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng lan ra các khu vực lân cận.
Bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì?
Ngoài những cách chữa trị bệnh chàm tổ đỉa trên, để việc chữa trị chàm tổ đỉa đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống. Với người bị chàm tổ đỉa, bạn cần tuyệt đối kiêng những món ăn sau đây:
1.Sữa, đậu nành, đậu phộng
2. Các thực phẩm chế biến từ lúa mỳ, lúa ngô : bánh mỳ, ngô…
3. Thực phẩm có chứa chất bảo quản
4. Loại thức ăn mà cơ thể bị dị ứng là yếu tố nguy hiểm cần tránh xa
5.Các loại hải sản : tôm, cua, ghẹ, ngao, sò…
Cách phòng ngừa bệnh chàm tổ đỉa
Chàm tổ đỉa là một căn bệnh khá nguy hiểm, do vậy, bạn đừng bao giờ “đợi nước đến chân mới nhảy” mà hãy chủ động phòng ngừa bệnh trước. Theo đó, để phòng ngừa bệnh chàm tổ đỉa, các bạn chỉ cần tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh nêu trên và chú ý vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Hạn chế để da tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm và các loại hợp chất tẩy rửa. Bên cạnh đó nên chủ động thăm khám để có liệu trình điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh.
Nếu như bạn hoặc những người thân đang bị bệnh chàm tổ đỉa, thì hãy bỏ túi ngay thông tin về cách chữa bệnh chàm tổ đỉa không lo tái phát trên đây!
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Xem thêm:
Cách chữa dứt điểm bệnh chàm ở trẻ em bằng dân gian