Cách chữa dứt điểm bệnh chàm ở trẻ em bằng dân gian

Chàm là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở trẻ sơ sinh, theo thống kê có đến 15% trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm. Điều này là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ, phụ huynh. Vậy đâu là cách chữa bệnh chàm ở trẻ em hiệu quả và an toàn nhất?

Bệnh chàm ở trẻ em có nguy hiểm không?

Chàm là một bệnh da dị ứng xuất hiện do phản ứng viêm của biểu bì ở những người có cơ địa dễ nhạy cảm với dị nguyên bên ngoài hoặc bên trong cơ thể tạo nên. Bệnh hay gặp ở trẻ em và gọi là chàm sữa.

Bệnh chàm có rất nhiều mức độ được phân thành: cấp, bán cấp hay mạn tính. Tùy theo cơ địa của từng trẻ, mà bệnh sẽ nặng hoặc nhẹ hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Ban đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mài và tróc vảy. Khi trẻ mắc bệnh, cơ thể sẽ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém.

Bệnh chàm ở trẻ em là căn bệnh thường gặp ở trẻ

Bệnh chàm ở trẻ em là căn bệnh thường gặp ở trẻ

Nhiều trẻ chịu không nổi gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu. Nếu không giữ vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm trùng, khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này. Những vết chàm vỡ không bị nhiễm trùng sẽ để lại vảy kết trên mặt da.

bé bị chàm ở chân,trẻ bị chàm ở má, những vết chàm đỏ gây khó chịu và ngứa ngáy… Song trước khi muốn tìm ra giải pháp chữa trị thì các bậc phụ huynh nên xác định được nguyên nhân dẫn đến chàm ở con bạn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm ở trẻ em

Bệnh chàm xuất hiện ở trẻ là một tình trạng phổ biến hiện nay. Song, nguyên nhân dẫn đến chàm ở trẻ có thể thống kê là xuất phát từ những nguyên nhân chính dưới đây:

– Do cơ địa cơ thể mỗi người.

– Đa số bệnh chàm là do di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì có nguy cơ cao là trẻ sẽ mắc bệnh chàm.

– Do rối loạn các hoạt động cơ thể như rối loạn chức năng bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, tiêu hóa, sự thay đổi nội tiết cơ thể.

– Bệnh nhân mắc phải các căn bệnh các bệnh về thận, viêm tai, suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng,…

– Do nguyên nhân dị nguyên như tiếp xúc với các đồ dùng gây dị ứng hằng ngày như quần áo, chăn màn, khăn,… hoặc ăn phải các thức ăn lạ (không hợp cơ địa) như cá biển, tôm cua.

– Do sức đề kháng của trẻ yếu và chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt các vitamin, dư thừa các chất đạm…

Cách nhận biết sớm tình trạng bệnh chàm ở trẻ 

Để cách chữa bệnh chàm ở trẻ em hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu thì cha mẹ, các bậc phụ huynh nên nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh:

– Khi chạm vào da bé ta cảm giác thấy thô ráp và có những vảy nhỏ li ti.

– Da bé rất khô bị kéo căng, phá hủy và đôi khi kèm theo những mảng mẩn đỏ, bé của bạn sẽ tự gãi thường xuyên

Bệnh chàm làm xuất hiện những vết đỏ trên da trẻ

Bệnh chàm làm xuất hiện những vết đỏ trên da trẻ

– Bé của bạn sẽ có thể có triệu trứng dị ứng của bệnh hen xuyễn hay viêm mũi.

– Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt trên những vùng da bị gập như : cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân.

– Bé của bạn trằn trọc trong giấc ngủ.

Cách chữa bệnh chàm ở trẻ em theo cách dân gian

Chữa bệnh chàm theo cách dân gian là một trong những phương pháp điều trị bệnh tràm cho trẻ được khá nhiều ông bố bà mẹ tin dùng. Bởi những bài thuốc dân gian chủ yếu là những cây thuốc nam, an toàn và không gây dị ứng hay tác dụng phụ cho da, khá thân thiện với làn da của trẻ:

Dùng lá trà xanh chữa bệnh chàm

Trà xanh (chè xanh) là một trong những dược liệu rất quen thuộc với chúng ta. Đây là một trong những thức uống rất phổ biến. Bên cạnh đó, các thành phần của trà xanh còn rất lành tính với da. Trong thành phần của  trà xanh có nhiều thành phần đáng chú ý như L-theanin, Tanin, Flavonol, một số loại tinh dầu, vitamin A, B, C, một số nguyên tố vi lượng khác như kali và flour,…

Chữa bệnh chàm bằng lá trà xanh

Chữa bệnh chàm bằng lá trà xanh

Với cách chữa bệnh chàm bằng trà xanh, bạn cần chuẩn bị:

Một nắm lá trà xanh rửa sạch, đun sôi cùng với nước. Sau khi đun sôi bạn có thể dùng lượng nước thu được để một lúc cho nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da tổn thương. Bạn cũng có thể pha với nước tắm hàng ngày để sử dụng. Trong lúc ngâm rửa hay tắm bạn cũng có thể dùng phần xác lá trà chà xát nhẹ trên da. 

Chữa bệnh chàm ở trẻ bằng dầu dừa

Rửa sạch tay, cho vài giọt tinh dầu dừa vào lòng bàn tay sau đó thoa lên vùng da bị chàm eczema của con. Dùng tay massage nhẹ nhàng, làm liên tục 2 lần /ngày và kiên trì thực hiện sẽ giúp điều trị bệnh chàm cho con.mun moc o vung kin co nguy hiem khong

Chữa bệnh chàm bằng dầu dừa

Chữa bệnh chàm bằng dầu dừa

Lưu ý: Điều trị bệnh chàm bằng tinh dầu dừa muốn đạt hiệu quả tốt thì nên áp dụng khi mụn nước đã vỡ hoàn toàn, độ phục hồi của tinh dầu dừa trong giai đoạn này vừa tẩy tế bào da chết, lại phục hồi da hiệu quả hơn.

Bài thuốc chữa bệnh chàm ở trẻ lá ổi

– Chuẩn bị: Lá ổi, nước.

Chữa bệnh chàm bằng lá ổi

Chữa bệnh chàm bằng lá ổi

– Cách làm: Mẹ lấy lá ổi rửa sạch và để khô ráo. Sau đó mẹ đun sôi với nước trong khoảng 5-7 phút. Để nước hơi ấm và lau khô da cho trẻ, mẹ có thể kết hợp dùng với thuốc bôi chữa chàm do bác sĩ kê. Nên thực hiện vào buổi tối để có công dụng hiệu quả.

Nếu như con bạn không phù với với cách chưa bệnh chàm bằng dân gian, áp dụng nhưng không thấy hiệu quả thì bạn nên có sự thăm khám của bác sĩ và cần đến sự can thiệp của Tây Y. 

 

Làm sao để phòng ngừa bệnh chàm cho trẻ?

Bệnh chàm tuy là căn bệnh phổ biến và dường như các trẻ đều có nguy cơ mắc căn bệnh này. Thế nhưng nếu như cha mẹ biết cách phòng ngừa cho trẻ chắc chắn sẽ giúp trẻ tránh bị căn bệnh này “điểm danh”. Vậy đâu là cách phòng ngừa bệnh chàm cho trẻ?

– Tránh thay đổi đột ngộ về nhiệt độ, vì vậy hãy cố gắng để trẻ không từ nhiệt độ quá nóng sang nhiệt độ quá lạnh và ngược lại. 

– Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá. 

– Giảm thiếu bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, tránh để trẻ bị căng thẳng bằng cách giữ không gian yêu tĩnh cho trẻ. 

– Hạn chế cho trẻ chơi các đồ chơi có khả năng bám bụi cao như thú bông.

– Phòng ở của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, cơ thể của trẻ cũng cần được vệ sinh thường xuyên, nhất là những vị trí có nếp gấp như nơi mang bỉm, cổ, tay,…

Xem thêm: