Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được bán rộng rãi phổ biến. Có 2 loại thuốc chính là thuốc kê đơn, và thuốc không kê đơn. Mỗi loại thuốc đều có công dụng và phương thức áp dụng khác nhau. Và việc phân biệt rõ ràng 2 loại thuốc này rất quan trọng, chúng đảm bảo hiệu quả của thuốc và độ an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt giữa thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Vậy hãy cùng tìm hiểu khái niệm và ký hiệu thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn trong bài viết phía bên dưới nhé.
1. Thuốc kê đơn là gì?
Thuốc kê đơn (hay còn gọi là thuốc ETC) là loại thuốc được bán trên thị trường nhưng phải theo đơn/ toa thuốc của bác sĩ. Kênh phân phối các loại thuốc kê đơn chủ yếu là bệnh viện. Và thuốc kê đơn luôn luôn được sử dụng theo đúng chỉ định của người kê đơn vì không không sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, thậm chí là nguy hại đến cả tính mạng của người sử dụng thuốc.
Các đối tượng được phép kê đơn thuốc:
Các thầy thuốc hành nghề tại các trung tâm, cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp gồm:
- Bác sĩ
- Y sĩ tại các bệnh viện huyện/ tại các trạm y tế xã.
- Các lương y, y sĩ y học cổ truyền chịu trách nhiệm chỉ định các loại thuốc đông y,… tại các bệnh viện huyện hoặc các trạm y tế xã.
- Các hộ sinh được bác sĩ/ y sĩ chỉ định thuốc khi vắng mặt trong các trường hợp đỡ đẻ tại các trạm y tế xã.
Thuốc kê đơn (ETC) nghiêm cấm không được quảng cáo dưới mọi hình thức và khi cấp/ phát, bán lẻ hay sử dụng thì đều phải theo đơn/ toa thuốc hoặc theo đúng quy định trong danh mục thuốc kê đơn (ở khoản 10 của Điều 2 Luật Dược)
*Danh mục thuốc kê đơn và được bán theo đơn tạm thời quy định tại Mục II tại Công văn số 1517/BYT-KCB của bộ Y tế. Trong đó có bao gồm một số loại thuốc và nhóm thuốc thường gặp như Thuốc kháng sinh, dung dịch truyền dịch tĩnh mạch,…
2. Thuốc không kê đơn là gì?
Thuốc không kê đơn hay còn được gọi là thuốc OTC, là loại thuốc có trên thị trường mà khi bán lẻ, cấp phát và sử dụng không cần được kê theo đơn/ toa thuốc như Thuốc kê đơn, có thể mua trực tiếp tại các nhà thuốc,..
Thuốc không kê đơn (OTC) thuộc Danh mục thuốc không kê đơn hiệu lực do Bộ Y tế ban hành và đáp ứng một số yêu cầu sau:
– Thuốc không kê đơn phải có độc tính thấp, tức là trong quá trình bảo quản và sử dụng thuốc không tạo ra các sản phẩm phân huỷ khác có độc tính. Thuốc không gây phản ứng có hại nghiêm trọng cho cơ thể như gây tử vong, đe doạ tính mạng, nhập viện cấp/ kéo dài thời gian nằm viện, để lại di chứng nặng nề hơn/ vĩnh viễn,… cho người sử dụng.
– Thuốc không kê đơn có khoảng liều dùng rộng và an toàn khi sử dụng cho mọi độ tuổi. Ít gây ảnh hưởng đến việc thăm khám và chẩn đoán cũng như điều trị các bệnh theo dõi lâm sàng.
– Thuốc không kê đơn được chỉ định trong quá trình điều trị các bệnh không nghiêm trọng hoặc người bệnh có thể tự theo dõi và điều trị, không nhất thiết phải được kê đơn và sự theo dõi của các bác sĩ hoặc người hành nghề khám chữa bệnh.
– Những người sử dụng các loại thuốc đơn giản (như dùng ngoài da, chủ yếu là đường uống,…) thì có thể tự sử dụng thuốc không kê đơn với hàm lượng và nồng độ phù hợp cho việc tự điều trị.
– Thuốc phải ít tương tác với các loại thuốc khác, thức ăn và nước uống thông dụng hằng ngày.
– Thuốc không kê đơn ít gây ra tình trạng lệ thuộc vào thuốc cho người sử dụng.
– Thuốc có ít nguy cơ lạm dụng và sử dụng sai mục đích gây ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng.
– Thuốc không kê đơn phải là thuốc đã được lưu hành tại Việt Nam ít nhất 5 năm.
3. Phân biệt ký hiệu thuốc kê đơn và không kê đơn
Có thể phân biệt thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn thông qua ký hiệu có trên các hộp thuốc.
- Nếu trên bao bì hộp thuốc có ký hiệu Rx thì đây được xem là thuốc kê đơn (chỉ đúng tương đối). Ký hiệu thuốc kê đơn Rx là viết tắt của từ Recipe của tiếng La tinh.
- Riêng đối với các loại thuốc không kê đơn thì không có ký hiệu này và cũng không có ký hiệu đặc biệt nào khác.
4. Các lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn
Cả thuốc kê đơn và không kê đơn khi sử dụng cũng nên lưu ý để hạn chế tình trạng tác dụng xấu không mong muốn. Nên tham khảo một vài lưu ý dưới đây:
– Để hạn chế các tác dụng không mong muốn, bạn không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc kê đơn và không kê đơn tại các hiệu thuốc mà nên đến các cơ sở ý tế để được thăm khám và kê đơn đúng cách.
– Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn phụ hoặc trên tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
– Không tự ý sử dụng quá liều hay gấp đôi liều khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.
– Không sử dụng thuốc lâu hơn thời gian đã được quy định.
– Nếu có bất cứ dấu hiệu phản ứng hay tác dụng phụ nào như dị ứng, đau đầu, nôn ói,… thì ngừng sử dụng ngày và đến cơ sở ý tế hoặc bệnh viện gần nhất để được kiểm tra kịp thời.
– Nếu có thắc mắc nào liên quan đến thuốc hoặc liên quan đến việc sử dụng thuốc thì nên trực tiếp hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên môn.
– Lưu ý bảo quản thuốc ở nhiệt độ thích hợp và thận trọng nếu sử dụng cho đối tượng là phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Hy vọng các thông tin về ký hiệu thuốc kê đơn và không kê đơn trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc phân biệt chúng. Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết này và xin chúc bạn thật nhiều sức khoẻ.