Tìm hiểu biến chứng “nhồi máu cơ tim” do tăng huyết áp

Cao huyết áp đang ngày càng trở nên nguy hiểm với mọi người và tỉ lệ người mắc bệnh cao huyết áp cũng ngày càng tăng cao, nhồi máu cơ tim là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp. Sau đây chúng ta hãy cùng tim hiểu sơ lược về bệnh cao huyết áp và biến chứng nhồi máu cơ tim của cao huyết áp.

Cao huyết áp xảy ra ở đối tượng nào?

Bệnh tập trung vào các đối tượng có nguy cơ cao như: người cao tuổi, cán bộ, công chức văn phòng, những người luôn phải chịu căng thẳng và áp lực trong công việc; những người hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, béo phì, tiểu đường, người có thói quen không tốt trong ăn uống và chế độ sinh hoạt.

Những biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp

THA nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không chỉ có thể gây chết người mà còn để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đáng sợ hơn nó gây biến chứng như nhồi máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, tai biến mạch não, suy tim, suy thận, mờ mắt hoặc tắc mạch máu… thậm chí đột tử mà không biết đã bị tăng huyết áp.

Biến chứng nhồi máu cơ tim của cao huyết áp

Nhồi má cơ tim (NMCT) cấp là một trong những biến chứng của THA, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Đau ngực là dấu hiệu nổi bật của NMCT cấp. Người bệnh thấy đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc ngực trái, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út, đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải hoặc vùng bụng trên, cơn đau kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng Nitroglycerin. Các dấu hiệu khác đi kèm có thể gặp như vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn, rối loạn tiêu hóa… Một số trường hợp không có hoặc ít cảm giác đau (còn gọi là NMCT thầm lặng) hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già, bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường hoặc THA, bệnh nhân có thể đột tử mà không có dấu hiệu báo trước.

1-2

Biến chứng NMCT có thể xảy ra sớm trong giai đoạn cấp và những biến chứng muộn sau đó. Biến chứng sớm trong giai đoạn cấp như rối loạn nhịp tim, suy tim cấp, hen tim, phù phổi cấp, vỡ tim, thủng – phình vách tim, tắc các mạch máu như tắc động mạch phổi, chi, viêm tĩnh mạch… gây nguy cơ tử vong cao. Nếu được điều trị, qua khỏi giai đoạn cấp, NMCT có thể gây ra những biến chứng muộn có tỉ lệ tử vong cao và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, kinh tế cho gia đình và xã hội như suy tim mãn, phình vách tim, viêm màng ngoài tim, hở van hai lá, NMCT tái phát…

Khi nghi ngờ bị NMCT cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế, tốt nhất trong vòng 3 giờ đầu, có thể cứu vãn được vùng cơ tim bị nhồi máu. Ngoài thuốc, điều trị còn bao gồm chế độ ăn uống, sinh hoạt, vật lý trị liệu tùy giai đoạn và kết quả điều trị. Với những bệnh nhân trong giai đoạn cấp hoặc chưa ổn định cần bất động tại giường.

Sau 24 giờ có thể cho vận động nhẹ nhàng và sau 48 giờ có thể cho đi bộ nhẹ tại phòng rồi tăng dần mức vận động để trở về bình thường. Khi về nhà bệnh nhân cần tập đi lại ngay, tối thiểu mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 20 – 30 phút và duy trì nhịp tim không tăng quá 20 nhịp so với nhịp tim lúc nghỉ. Chế độ ăn đủ năng lượng (1200 – 1800 calorie/ngày), ít chất béo và muối, tránh táo bón. Nên tránh thăm hỏi nhiều của người nhà trong giai đoạn cấp.

Các biện pháp phòng ngừa NMCT

  • không hút thuốc
  • không ăn nhiều chất béo
  • hạn chế rượu, bia
  • không ăn mặn
  • Tránh căng thẳng
  • tập thể dục đều đặn
  • Kiểm tra huyết áp bằng cách đo huyết áp thường xuyên tại nhà

>>> Xem thêm: cách chọn máy đo huyết áp chính xác