Cà phê là thức uống quen thuộc và không ít người sử dụng hàng ngày. Cà phê giúp kích thích tinh thần tỉnh táo, minh mẫn. Tuy nhiên, một số người lại tránh xa loại thức uống này vì lo ngại có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, trong đó bao gồm cả bệnh tăng huyết áp. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu xem uống cà phê có tăng huyết áp không và những điều cần lưu ý nhé.
Cà phê có làm tăng huyết áp không?
Caffeine là thành phần chính có trong cà phê. Hoạt chất này giúp cho cà phê có hương vị đặc trưng, thơm ngon và kích thích tinh thần phấn chấn, tỉnh táo.
Nhờ khả năng kích thích tinh thần tỉnh táo nên caffeine kích thích các dây thần kinh và khiến tim bạn đập nhanh hơn. Đồng thời, hoạt chất này lại là một chất co mạch, có nghĩa là khi tiêu thụ caffeine, các mạch máu sẽ bị co lại (thu hẹp) và dẫn đến tình trạng tăng huyết áp trong một khoảng thời gian ngắn.
Caffeine cũng làm tăng huyết áp bằng cách kích hoạt tuyến thượng thận tiết ra adrenaline. Adrenaline khiến tim bạn đập nhanh hơn và các mạch máu bị thu hẹp, dẫn đến tăng huyết áp.
Theo kết quả nghiên cứu, caffeine trong cà phê có ảnh hưởng nhất định đối với huyết áp. Có một số nghiên cứu đã báo cáo rằng sau khi tiêu thụ caffein chỉ số huyết áp có những thay đổi trong khoảng 3-15 mmHg tâm thu và 4-13 mmHg tâm trương.
Có thể thấy rằng, chỉ số huyết áp tăng sau khi uống cà phê là không quá cao. Đặc biệt, chỉ số này chỉ là tăng tạm thời và không mang tính ảnh hưởng lâu dài nên đây chưa phải vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Hầu hết mọi người đều bị huyết áp tăng vọt trong vòng 30 phút đến một giờ sau khi tiêu thụ đồ uống có chứa caffeine. Sự thay đổi huyết áp chỉ là tạm thời và thường sẽ trở lại bình thường sau 3-4 giờ.
Ở một vài tài liệu y học còn cho biết rằng, cà phê không nằm trong nhóm những yếu tố nguy cơ tăng huyết áp nên nếu sử dụng một lượng cà phê thích hợp bạn vẫn có thể kiểm soát tốt chỉ số huyết áp của bản thân.
=> Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc uống cà phê có tăng huyết áp hay không thì câu trả lời lại là Có. Tuy nhiên, cà phê chỉ làm tăng huyết áp tạm thời và phản ứng huyết áp với caffeine ở mỗi người là khác nhau.
Tuy không làm tăng huyết áp lâu dài nhưng các chuyên gia đều không khuyến cáo lạm dụng sử dụng cà phê để giúp tinh thần tỉnh táo. Bởi thường xuyên sử dụng cà phê để khống chế cơn buồn ngủ sẽ gây ức chế thần kinh và dẫn đến nhiều tác hại sau này. Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, bạn chỉ nên uống khoảng 1-2 ly cafe tương đương với liều lượng từ 200-300mg/ngày.
Những thay đổi về huyết áp chỉ là tạm thời và mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau 3-4 giờ. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử tăng huyết áp hoặc nhịp tim không đều thì nên cân nhắc việc sử dụng cà phê.
Người bị cao huyết áp có nên kiêng cà phê?
Như một số phân tích phía trên, việc sử dụng cà phê ở mức vừa phải không gây ảnh hưởng đáng kể đến huyết áp và ngay cả với những người đã được chẩn đoán bị huyết áp cao.
Việc uống cà phê không làm tăng huyết áp kéo dài nhưng lại có thể ảnh hưởng đến thần kinh và các bệnh lý về tim mạch nếu lạm dụng sử dụng cà phê. Do đó, người bệnh cao huyết áp không nên uống quá nhiều cà phê.
Tuy không phải tránh sử dụng cà phê hoàn toàn nhưng người bệnh cần sử dụng đúng cách và khi sử dụng cafe nhưng cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bởi tùy vào mức độ bệnh lý của mỗi người mà lượng cafe được sử dụng cũng là khác nhau.
- Chỉ nên sử dụng cafe vào ban ngày, tránh sử dụng vào buổi tối và gần giờ ngủ vì nó có thể dẫn đến mất ngủ, lo âu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
- Những trường hợp có biểu hiện lo lắng, hồi hộp, khó ngủ hay đau đầu thì nên hạn chế sử dụng cafe.
- Cà phê có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn nên người bệnh cần lựa chọn thời điểm uống phù hợp, tránh uống khi quá no và cần luyện tập thể dục thể thao đều đặn, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh uống quá đói hoặc quá no.
- Trước khi vận động nhiều hoặc tập thể dục thì không nên uống cafe để tránh tình trạng huyết áp tăng đột ngột.
- Lượng cà phê mà người bệnh tăng huyết áp không quá 300mg cafeine.
Thời điểm tốt nhất để uống cà phê trong ngày
Theo thông tin từ một số tạp chí khoa học có đưa ra kết quả nghiên cứu về việc thời điểm sử dụng cà phê có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và bệnh huyết áp nói riêng. Theo nghiên cứu đó, khi uống cà phê đúng thời điểm sẽ giảm thiểu được một số tác dụng phụ của cà phê.
Thời điểm uống cà phê cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Dưới đây là một số thời điểm tốt nhất nên uống cà phê:
- Khoảng thời gian từ 9-11 giờ sáng: Đây là thời điểm mà khi bổ sung cà phê có thể giúp cơ thể tăng nồng độ hormone cortisol và giúp bạn có cảm giác tỉnh táo, sảng khoái.
- Sau khi bị mất ngủ: Mất ngủ có thể khiến cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi. Một cốc cà phê vào thời điểm này sẽ giúp tinh thần tỉnh táo hơn để tập trung làm việc và học tập. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời và lưu ý không nên áp dụng liên tục.
Bên cạnh đó, bận cũng nên lưu ý những thời điểm không nên uống cà phê gây ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Không nên uống ngay sau bữa ăn hoặc khi đang ăn, đây là thời điểm hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể, việc bổ sung cà phê có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của cơ thể và đặc biệt là chất sắt. Bên cạnh đó, cà phê cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến đường huyết.
- Không nên uống cà phê trước khi đi ngủ hoặc cách ít nhất 2 giờ đồng hồ để hạn chế việc caffein gây mất ngủ, trằn trọc không ngủ được.
Khi nào nên ngừng sử dụng caffeine?
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, có lẽ đã đến lúc bạn nên từ bỏ thói quen sử dụng cà phê, các triệu chứng đó bao gồm:
- Sự lo lắng, hồi hộp, bồn chồn
- Khó ngủ
- Run rẩy hoặc run cơ
- Tiêu chảy hoặc trào ngược axit
- Đánh trống ngực hoặc tim đập nhanh
Tốt nhất bạn nên giảm thiểu hoặc tránh sử dụng cà phê, nước tăng lực và đồ uống có chứa caffein khác.
Với những người có thói quen tiêu thụ caffein thì chúng tôi khuyên bạn nên từ từ cai dần bởi nếu đột ngột ngưng tiêu thụ caffein có thể dẫn đến các triệu chứng cai nghiện như: đau đầu, mệt mỏi và khó chịu.
Một số lưu ý cho người bị cao huyết áp
Bên cạnh việc cân nhắc sử dụng cà phê, người bệnh cần gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp kết hợp với những lưu ý sau:
– Thực hiện giảm cân nếu đang bị thừa cân để kiểm soát huyết áp.
– Tập thể dục thường xuyên vừa giúp kiểm soát cân nặng tốt vừa giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, tăng khả năng lưu thông khí huyết từ đó giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp hiệu quả.
– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng đầy đủ chất dinh dưỡng và ưu tiên bổ sung các loại rau củ, trái cây và đồng thời hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ và những loại đồ ăn chế biến sẵn,… Đặc biệt, lưu ý nên ăn ít muối để tránh nguy cơ mắc những bệnh về tim mạch, huyết áp.
Tham khảo thêm: Huyết áp cao nên ăn gì và kiêng gì?
– Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, loại bỏ căng thẳng, stress và hạn chế sử dụng chất kích thích thuốc lá và thói quen uống rượu bia.
– Thường xuyên theo dõi huyết áp và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để có thể kiểm soát huyết áp kịp thời. Người bệnh nên trang bị cho mình sản phẩm máy đo huyết áp Omron – thương hiệu máy đo huyết áp nổi tiếng của Nhật Bản với nhiều mức giá phù hợp, độ chính xác cao và thời gian bảo hành lên đến 5 năm. Người bệnh nên duy trì thói quen đo huyết áp vào cùng 1 thời điểm mỗi ngày sau đó ghi số liệu vào sổ ghi chú để đưa cho bác sĩ theo dõi qua mỗi lần thăm khám.
Hi vọng qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc uống cà phê có tăng huyết áp không. Huyết áp cao là căn bệnh mạn tính mà bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh và dùng thuốc nếu cần. Không chỉ riêng cà phê, bạn nên quan tâm đến tất cả đồ ăn, thức uống nào ảnh hưởng đến huyết áp trước khi dung nạp vào cơ thể để kiểm soát huyết áp thật tốt nhé!
Nguồn:
– https://www.medicalnewstoday.com/articles/does-coffee-raise-blood-pressure
– https://suckhoedoisong.vn/nguoi-tang-huyet-ap-co-nen-uong-ca-phe-169231213194018632.htm