Huyết áp cao kiêng gì và nên ăn gì?

Cao huyết áp là một trong những bệnh có tỷ lệ dẫn đến tử vong cao hàng đầu hiện nay. Do đó người bị cao huyết áp bên cận việc chữa trị bằng thuốc thì chế độ ăn cũng rất quan trọng. Vậy người cao huyết áp nên kiêng gì và nên ăn gì, chúng ta cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

8 loại thực phẩm người cao huyết áp nên ăn

Ngoài việc tập luyện phù hợp, chế độ ăn uống rất quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng cao huyết áp của bạn. Dưới đây là 8 loại thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho người cao huyết áp.

Một số loại hoa quả

Dưới đây là danh sách các loại quả và hàm lượng nên cung cấp mỗi ngày cho người bị cao huyết áp

  • Chuối tiêu: Giống như các loại rau lá xanh, chuối cũng rất giàu kali. Mỗi ngày bạn có thể ăn 1 – 2 quả chuối hoặc có thể kết hợp yến mạch để tạo thành 1 bữa sáng bổ sung kali cho cơ thể.
Tuy nhiên không nên ăn chuối lúc đói do khi đó hàm lượng magie sẽ tăng đột ngột trong máu, làm mất sự cân bằng của tim mạch, gây tổn hại cho sức khỏe của bạn.
  • Lê: mỗi ngày nên ăn đều đặn từ 1 – 2 quả hoặc ép lấy nước cốt uống.
  • Táo: mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.
  • Việt quất: Việt quất rất giàu chất tự nhiên flavonoid.
  • Mã thầy: mỗi ngày dùng 60-120g rửa sạch, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày hoặc dùng 120g sắc uống cùng với hải tảo 60g, uống thay trà trong ngày.
  • Nho: rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối kali nên có ng dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.
  • Dưa chuột: nên dùng dưới dạng ăn sống hoặc chế thành dưa góp, nhưng chú ý không quá nhiều muối.
  • Dưa hấu: rất thích hợp cho người cao huyết áp vào mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt.

Sữa tách béo và sữa chua

Canxi và những thực phẩm ít chất béo chính là 2 nhân tố quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người cao huyết áp. Vì thế, sữa chua và sữa tách béo chính là lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh cao huyết áp.

Khi mua sữa chua, hãy chắc chắn kiểm tra thêm đường. Lượng đường trên mỗi khẩu phần càng thấp thì càng tốt.

Các loại hạt

Các loại hạt không chỉ cung cấp kali cho cơ thể mà các loại hạt còn chứa magie và nhiều khoáng chất khác cũng có tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng các loại hạt tươi hoặc chưa được tẩm muối.

Bạn có thể bổ sung một số loại hạt sau vào bữa ăn nhẹ: hạt hướng dương, hạt dẻ, quả óc chó, hạt bí…

Các loại rau xanh

Không chỉ đối với người cao huyết áp mà các loại rau xanh đều rất có ích đối với tất cả mọi người do chứa hàm lượng axit folic dồi dào cùng với nguồn kali phong phú. Kali trong rau xanh sẽ giúp thận hoạt động tốt hơn, từ đó đào thải lượng muối qua nước tiểu nhanh hơn và làm cho huyết áp giảm dần.

Cá béo

Cá là một nguồn protein tuyệt vời. Các loại cá béo như: cá thu, cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3 và là một nguồn protein nạc tuyệt vời. Các loại cá béo có thể hạ huyết áp, giảm viêm, giảm nồng độ triglyceride “xấu” trong máu. Ngoài các thành phần trên, cá hồi còn chứa vitamin D. Thực phẩm hiếm khi chứa vitamin D và loại vitamin giống như hormone này có đặc tính có thể làm giảm huyết áp.

Tỏi và các loại gia vị thảo mộc

Đã có nghiên cứu cho rằng tỏi có thể giúp giảm huyết áp bằng cách tăng lượng oxit nitric trong cơ thể. Oxit nitric giúp thúc đẩy sự giãn mạch, hoặc mở rộng các động mạch, để giảm huyết áp.

Kết hợp các loại thảo mộc và gia vị có hương vị vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn cũng có thể giúp bạn cắt giảm lượng muối. Ví dụ, bạn có thể thêm húng quế, quế, húng tây, hương thảo,… vào bữa ăn để gia tăng hương vị, tạo cảm giác ngon miệng hơn khi bắt đầu tập ăn nhạt đi.

Dầu ô liu

Dầu ô liu là một trong những chất béo thực vật tốt cho sức khỏe bởi chứa polyphenol, là hợp chất chống viêm có thể giúp giảm huyết áp.

Chocolate đen

Chocolate đen chứa hơn 60% chất cacao rắn và ít đường hơn chocolate thông thường. Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy bổ sung 100g chocolate đen mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bạn có thể thêm chocolate đen vào sữa chua hoặc ăn chocolate cùng với trái cây như dâu tây, quả việt quất hoặc quả mâm xôi như một món tráng miệng lành mạnh.

Huyết áp cao không nên ăn gì?

Đồ ăn chứa nhiều muối

Khi ăn quá nhiều muối, não bộ sẽ nhận được tín hiệu là bạn đang “khát”, do đó điều tiết thể dịch trong cơ thể nhiều hơn bình thường. Nước bị tích trong lòng mạch làm cho thể tích máu tăng lên, quá trình lưu thông gặp khó khăn vì áp lực lên thành mạch quá lớn, hậu quả cuối cùng càng làm tăng huyết áp. Do vậy, người cao huyết áp nên ăn nhạt và hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều muối ví dụ như: đồ ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh, nước sốt và dầu giấm, chocolate nóng, phomai,…

Thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ

Đặc biệt là đồ chiên, rán, mỡ động vật… có chứa nhiều cholesterol và axit béo bão hòa. Khi sử dụng quá nhiều các thực phẩm này sẽ khiến lượng cholesterol cao quá mức cần thiết, gây mỡ máu cao, khiến lòng mạch bị xơ cứng, làm tăng áp lực lên thành mạch, huyết áp từ đó sẽ tăng lên.

Các món ăn từ thịt bò, thịt chó, thịt bê…

Các loại thịt đỏ được khuyên là không nên dùng chế biến món ăn cho người cao huyết áp, bởi hàm lượng dinh dưỡng quá cao trong các loại thịt này sẽ các tác dụng ngược, gây rối loạn mỡ máu, thúc đẩy làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Đồ uống có cồn như rượu, bia, nước ngọt có gas

Cồn trong rượu, bia là chất kích thích kiến cho tinh thần sảng khoái, hưng phấn. Nhưng kết quả của sự hưng phấn này là tim đập nhanh, máu bơm đi liên tục làm tăng huyết áp. Trà đặc cũng có tác động tương tự, còn khiến cho người bệnh mất ngủ, tâm lý bất an. Nước ngọt khiến cơ thể nhanh khát và uống nhiều, làm cho cơ thể dễ béo nên nước ngọt không tốt cho bệnh nhân huyết áp cao.

Song song với chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh cao huyết áp cũng cần dùng đầy đủ thuốc điều trị và một lối sống khoa học, lành mạnh. Ngay cả những người không bị cao huyết áp, cũng nên tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút với các môn như đạp xe, chạy bộ, bơi lội… Đặc biệt cần chú ý tới giấc ngủ, người bệnh nên ngủ đủ giấc, đảm bảo 7- 8 tiếng/ngày cho cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi, tránh các cuộc cãi vã, căng thẳng stress. Giao lưu nhiều hơn với mọi người để giải tỏa căng thẳng cũng như tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.

Xem thêm: Bệnh viêm gan B có lây không? Tổng quan về viêm gan B

Xem thêm: 5 Cách hạ sốt tại nhà cho người lớn có hiệu quả nhanh nhất