Cây sả và công dụng của cây sả

Sả được sử dụng rộng rãi như là một loại cây thuốc và gia vị tại các nước châu Á (đặc biệt là của người Thái, người Lào, người Khmer và người Việt) cũng như tại khu vực Caribe. Nó có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống. Phần thân cây là khá cứng để có thể ăn, ngoại trừ phân thân non và mềm bên trong. Tuy nhiên, người ta có thể thái nhỏ và thêm vào trong các gia vị. Nó cũng có thể để thâm lại và bổ sung toàn bộ do nó tiết ra tinh dầu thơm từ các túi chứa dịch nước trong thân cây. Thành phần chính trong tinh dầu sả là citral (3,7-đimêtyl-2,6-octađienal)

cay-xa-xanh

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY SẢ

Hương mao, chạ phiéc (Tày), phắc châu (Thái), mờ b’lạng (K’ho)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY SẢ

Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi trong râm mát cho khô. Có thể cất lấy tinh dầu.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY SẢ

Cả cây chứa tinh dầu gồm citral, limonen, isopulegol, acid citronellic, acid của geranium và ỏ-camphoren.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY SẢ

Chữa cảm cúm, sốt: 10-20g rễ, lá sắc uống hoặc nấu nước xông cùng những lá thơm khác. Giúp tiêu hoá, chữa đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém: III – IV giọt tinh dầu uống với nước. Chữa chàm mặt: Rễ giã, xát. Tinh dầu sả còn tác dụng trừ muỗi, tẩy mùi hôi.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY SẢ

Tên khoa học của cây xả là CYMBOPOGON CITRATUS (DC.) Stapf thuộc họ POAECEA

6. MÔ TẢ CỦA CÂY SẢ

c25

Cây cỏ, sống lâu năm, mọc thành bụi dày. Thân rễ màu trắng hoặc tím. Lá dài, hẹp, có bẹ, mép hơi ráp. Cum hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm như chanh.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY SẢ

Tháng 3-4.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY SẢ

Cây được trồng làm gia vị và làm thuốc.

Trên đây là một số thông tin về cây sả, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây sả được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)