Cây chó đẻ và công dụng chữa bệnh của cây chó đẻ

Cây chó đẻ có tên Hán Việt khác như trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn). Cây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, tốn ứ, thông huyết, điều kinh, thanh cân, hạ nhiệt…,

cay-cho-de

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY CHÓ ĐẺ

Chó đẻ răng cưa, cam kiềm, diệp hạ châu, rút đất, khao ham (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY CHÓ ĐẺ

Toàn cây. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ. Thường dùng tươi. Có thể dùng cây phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CHÓ ĐẺ

Toàn cây chứa chất đắng, alcaloid.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÓ ĐẺ

Chữa viêm họng, ung nhọt, đinh râu, lở ngứa, chàm má, tưa lưỡi, đau khớp, rắn rết cắn, ứ huyết sau khi đẻ, sốt, đau mắt, bệnh gan. Ngày 8-12g cây khô sắc uống, hoặc 20- 40g cây tươi giã nát với muối, vắt lấy nước uống, bã đắp. Cũng dùng loài P. niruii.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY CHÓ ĐẺ

Cây chó đẻ có tên khoa học là PHYLLANTHUS URINARIA L thuộc họ EUPHOBIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY CHÓ ĐẺ

P_8

Cỏ sống hàng năm hoặc sống dai, cao 20- 30cm. Thân nhẵn, thường màu đỏ. Lá mọc so le, cuống rất ngắn, xếp hai dãy sít nhau như một lá kép lông chim. Hoa mọc ở kẽ lá, đơn tính cùng gốc. Hoa đực ở đầu cành, hoa cái ở cuối cành. Quả nang không cuống, hình cầu hơi dẹt, có gai.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY CHÓ ĐẺ

Tháng 4-8.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY CHÓ ĐẺ

Cây mọc hoang ở khắp nơi.

Trên đây là một số thông tin về cây chó đẻ, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây chó đẻ được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)