Cây tràm gốc ở Ôxtrâylia, phát tán vào nước ta, mọc hoang và cũng được trồng tạo thành rừng ở vùng nước lợ để giữ đất, lấy cây làm cột dùng trong xây dựng và lấy vỏ xán thuyền, lợp nhà, làm đuốc, làm vật cách nhiệt… Cũng có ý kiến cho rằng loài này chỉ có ở Úc, ở Tân Ghi Nê và Molluyc, còn ở nước ta chỉ có một thứ của loài này mà có tác giả cho là một loài khác. Trong dân gian vẫn phân biệt Tràm cừ và Tràm gió, hai loại này có khác nhau về tinh dầu và hình thái ngoài (dạng cây, kích thước lá…).
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY TRÀM
Chè đồng, chè cay, bạch thiên tầng, co tràm (Thái)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY TRÀM
Lá. Thu hái vào đầu mùa hạ. Phơi khô hoặc cất lấy tinh dầu.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY TRÀM
Lá chứa tinh dầu có cineol 50- 65%, a- terpineol và các ester của nó, L- a-pinen, L-limonen, dipenten, sesquiterpen, azulen, sesquiterpen alcol, aldehyd valerianic và benzaldehyd.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY TRÀM
Chữa cảm, cúm, ho, hen, viêm phổi, đau tai, nhức răng, thấp khớp, nhức xương, đau dây thần kinh, bị thương, bỏng, ứ huyết sau đẻ, tiêu hóa kém. Ngày 20- 40g lá tươi hoặc 5- 10g lá khô sắc, hãm uống. Tinh dầu dùng xoa bóp, uống, tinh chế pha dung dịch thuốc tiêm, thuốc nhỏ mũi.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY TRÀM
Tên khoa học của cây tràm là MELALEUCA LEUCADENDRA L thuộc họ MYRTACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY TRÀM
Cây to. Thân thẳng, vỏ mềm trắng, dễ róc. Lá mọc so le, phiến dày, gân hình cung. Lá non và ngọn non có lông dày màu trắng. Hoa nhỏ, màu vàng ngà mọc thành bông ở đầu cành. Khi hoa kết quả, cành mang hoa lại ra lá non ở đỉnh. Quả nang, gần hình cầu, chứa nhiều hạt. Tránh nhầm với cây khuynh diệp (Eucalyptus globulus Labill.)
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY TRÀM
Tháng 3- 5.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY TRÀM
Cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn.
Trên đây là một số thông tin về cây tràm, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây tràm được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)