Cây hồ tiêu và công dụng chữa bệnh của cây hồ tiêu

Hồ tiêu cũng rất giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cà chua. Một nửa cốc hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tới hơn 230% nhu cầu canxi 1 ngày/1 người. Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin. Piperin và chanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay. Trong tiêu còn có 8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro.

tieu-cho-nang-suat-cao

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY HỒ TIÊU

Hạt tiêu, mạy lõi (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY HỒ TIÊU

Quả. Thu hái khi quả chín già. Phơi khô. Nếu bỏ vỏ, ta được hồ tiêu sọ.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY HỒ TIÊU

Quả chứa alcaloid: piperin, piperetin, chavicin; tinh dầu: terpen, phellandren, caryophyllen, piperonal- dihydrocarveol, caryophyllen oxyd.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY HỒ TIÊU

Kích thích tiêu hoá, giảm đau, kháng khuẩn, chữa ăn không tiêu, đau bụng, lạnh bụng, nôn mửa, ỉa chảy. Ngày dùng 1-3g dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc viên. Bột hồ tiêu chấm vào chỗ đau chữa đau răng. Còn được dùng bảo vệ quần áo len khỏi bị nhậy cắn.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY HỒ TIÊU

Cây hồ tiêu có tên khoa học là PIPER NIGRUM L thuộc họ PIPERACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY HỒ TIÊU

18_Sep_2014_070046_GMTp11

Dây leo bằng rễ phụ. Thân nhẵn. Lá mọc so le, phiến dai, gân hình cung lồi ra ở mặt dưới. Cụm hoa hình bông, mọc đối diện với lá, ngắn hơn lá. Quả hình cầu, khi chín màu đỏ, đem phơi khô thành đen, đường kính 3-4mm. Hạt tròn, cứng, có mùi thơm và vị cay.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY HỒ TIÊU

Tháng 5-8.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY HỒ TIÊU

Cây được trồng nhiều ở miền nam, nhất là đảo Phú Quốc. Còn được trồng ở miền bắc.

Trên đây là một số thông tin về cây hồ tiêu, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây hồ tiêu được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)