Cây gừng và công dụng chữa bệnh của cây gừng

Gừng theo Đông y, gừng tươi tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch. Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh…

ky-thuat-trong-gung-tai-nha-phong-bach-benh-mua-dong.03

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA GỪNG

Sinh khương, can khương, co khinh (Thái), sung (Dao)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA GỪNG

Thân rễ. Thu hoạch vào mùa đông. Muốn giữ tươi lâu, đặt gừng vào chậu, phủ cát lên. Gừng tươi là sinh khương, gừng khô là can khương.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA GỪNG

Thân rễ chứa tinh dầu trong có D-cam-phen, b-phellandren, zingiberen, sesquiterpen alcol, citral, borneol, geraniol và nhựa, chất cay gingeron, shogaol, gingerol.

4. CÔNG DỤNG CỦA GỪNG

Kháng khuẩn, giúp tiêu hoá. Chữa đau bụng lạnh, đầy trướng, không tiêu, kém ăn, nôn mửa, ỉa chảy, lỵ ra máu, nhức đầu, cảm cúm, chân tay lạnh, mạch yếu, ho mất tiếng, ho suyễn, thấp khớp, ngứa dị ứng, băng huyết. Ngày 3- 6g, dạng thuốc sắc, bột, viên, rượu thuốc

5. TÊN KHOA HỌC CỦA GỪNG

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale thuộc họ ZINGIBERACEAE

6. MÔ TẢ CỦA GỪNG

18_Sep_2014_094003_GMTz3

Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ dạng dủ, phân nhánh. Phần trên mặt đất mọc hàng năm vào mùa mưa, cao 0,5- 1m. Lá mọc so le, hình dải, có bẹ ôm lấy thân. Hoa màu vàng, pha xanh tím, tụ tập thành bông, mọc từ gốc. Quả nang. Toàn cây, nhất lá thân rễ có mùi thơm, vị cay nóng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA GỪNG

Tháng 5- 8.

8. PHÂN BỐ CỦA GỪNG

Cây trồng ở khắp nơi, làm gia vị và làm thuốc.

Trên đây là một số thông tin về gừng, thành phần hóa học cũng như tác dụng của gừng được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)