Cây hạ khô thảo hiện nay mới phát hiện được ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hà Giang vào các tháng 4, 5, 6 rất nhiều, sang đến tháng 8 một số đã lụi đi. Đã được khai thác, Trước đây phải nhập của Trung Quốc.
1. BỘ PHẬN DÙNG CÂY HẠ KHÔ THẢO
Cả cây, trừ rễ. Thu hái khi cây đang có hoa. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY HẠ KHÔ THẢO
Cả cây chứa D- fenchon, acid ursolic.
3. CÔNG DỤNG CÂY HẠ KHÔ THẢO
Kháng khuẩn. Chữa sưng vú, lao hạch, bướu cổ, đau nhức mắt, viêm tử cung, huyết áp cao, viêm thần kinh da, viêm gan, mụn nhọt, ngứa lở, hắc lào, tiểu tiện ít, khí hư. Ngày 8-16g, dạng thuốc sắc. Cây tươi giã đắp chữa vết thương.
4. TÊN KHOA HỌC CÂY HẠ KHÔ THẢO
Tên khoa học của cây hạ khô thảo là PRUNELLA VULGARIS L thuộc họ LAMIACEAE
5. MÔ TẢ CÂY HẠ KHÔ THẢO
Cây cỏ, sống 2 năm hay nhiều năm, cao 20-30cm. Thân vuông, màu tím đỏ, có lông. Lá mọc đối, mép nguyên hoặc hơi khía răng. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ tập thành bông xim co ở đầu cành, có hai dạng, hoa cái nhỏ, hoa lưỡng tính to. Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô. Tránh nhầm với cây cải trời hay còn gọi là hạ khô thảo nam (Blumea subcapitata DC., họ Cúc- Asteraceae).
6. MÙA HOA QUẢ CÂY HẠ KHÔ THẢO
Tháng 4-6.
7. PHÂN BỐ CÂY HẠ KHÔ THẢO
Cây mọc hoang ở đất ẩm, gần bờ suối ở vùng núi cao.
Trên đây là một số thông tin về cây hạ khô thảo, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây hạ khô thảo được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)