Cây thạch hộc và công dụng của cây thạch hộc

Thạch hộc là một cây thảo phụ sinh, mọc bám trên cành cây to hoặc ở vách đá ẩm. Thân dẹt có rãnh dọc chia nhiều đốt, phía cuống thuôn hẹp, phía ngọn dày hơn, màu vàng nhạt. Lá ngắn có bẹ. Hoa màu hồng hoặc trắng pha hồng, mọc thành chùm ngắn ở kẽ những lá đã rụng. Quả dài hình thoi.

20_500

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA THẠCH HỘC

Kẹp thảo, hoàng thảo cẳng gà, kim thạch hộc, co vàng sào (Thái), cỏ vàng, xè kẹp (Tày), phi điệp kép

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA THẠCH HỘC

Cả cây. Thu hái vào mùa đông. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm rượu, đồ chín, thái nhỏ.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THẠCH HỘC

Cả cây chứa chất nhầy, alcaloid dendrobin.

4. CÔNG DỤNG CỦA THẠCH HỘC

Thuốc bổ dưỡng dùng cho người hư lao gầy yếu, thiếu tân dịch, đầy hơi, miệng khô khát, sốt nóng, không muốn ăn, ra mồ hôi trộm. Còn chữa liệt dương, mắt nhìn kém, đau khớp, nhược cơ, đau lưng, tay chân nhức mỏi. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, viên, bột.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA THẠCH HỘC

Tên khoa học của thạch hộc là DENROBIUM NOBILE Lindl thuộc họ ORCHIDACEA

6. MÔ TẢ CỦA THẠCH HỘC

D3

Cây phụ sinh trên cây gỗ hay vách đá, cao 30-50cm. Thường mọc thành khóm. Thân hơi dẹt, có rãnh dọc, khi khô có màu vàng rơm. Lá mọc so le thành dãy đều ở hai bên thân. Hoa to, màu hồng, mọc thành chùm 2-4 cái ở kẽ lá. Quả nang, hơi hình thoi, khi khô tự mở theo các rãnh dọc. Hạt nhiều. Một số loài thuốc chi Desmotrichum cũng được dùng như thạch hộc.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA THẠCH HỘC

Hoa: Tháng 2-4; Quả: Tháng 5-6.

8. PHÂN BỐ CỦA THẠCH HỘC

Cây mọc hoang ở rừng núi và được trồng để làm cảnh.

Trên đây là một số thông tin vềcây thạch hộc, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây thạch hộc được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)