Cây đào và công dụng chữa bệnh của cây đào

Đào là một loài cây được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch.Quả của nó có một hạt giống to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là “hột”), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.

tub1389256058

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY ĐÀO

Mạy phăng (Tày), kén má cai, co tào (Thái), phiếu kiào (Dao)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY ĐÀO

Hạt và lá. Hạt thụ hoạch vào màu thu, đập vỡ vỏ, lấy nhân, phơi hoặc sấy khô. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐÀO

Quả chứa các acid: ascorbic, citric, oxalic; vitamin A, thiamin. Hạt: Dầu béo, glucosid amygdalin. Lá: Quercitrin, kaempferol, acid cafeic và acid p-coumaric.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY ĐÀO

Nhân hạt chữa ho, kinh nguyệt bế, bầm máu, đụng giập, cầm máu sau đẻ, ngày 6-12g sắc uống. Lá đào tươi nấu nước tắm hoặc giã đắp chữa ghẻ, ngứa lở. Hoa đào chữa bí tiểu tiện, táo bón, ngày 3-5g sắc, hãm. Phụ nữ có thai không dùng. Lá đào độc, dùng thận trọng.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY ĐÀO

Cây đào có tên khoa học là PRUNUS PERSICA (L.) Batsch thuộc họ ROSACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY ĐÀO

p23

Cây nhỡ, cao 3-4m. Lá mọc so le, phiến thuôn dài, mép khía răng. Hoa màu hồng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả hạch, có một rãnh bên rõ, phủ lông tơ mịn, khi chín hơi có màu đỏ. Hạt cứng, màu nâu.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY ĐÀO

Hoa: Tháng 1-3. Quả: Tháng 4-8.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY ĐÀO

Cây trồng nhiều ở vùng núi cao lấy quả ăn, lá và hạt làm thuốc.

Trên đây là một số thông tin về cây đào, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây đào được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)