Bưởi bung và công dụng của bưởi bung

Bưởi bung là loại cây nhỡ, có thể cao 5-8m, cành non có lông nhỏ, cành già màu nâu đỏ, vỏ có mùi thơm như xoài. Lá nhiều, mọc đối, phiến lá hình trái xoan thuôn dài 5-15cm, rộng 2,5-6cm, trên lá có những túi tiết tinh dầu, lá non có lông, lá già nhẵn. Hoa nhỏ, màu trắng, thơm, mọc thành ngù ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hình cầu, khi chín màu vàng nhạt, có vị ngọt, ăn được, hạt dài, cứng, đen. Để làm thuốc, có thể thu hái quanh năm. Thường dùng tươi, hoặc thể phơi, sấy khô.
14943487015_c1d403e322_b

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA BƯỞI BUNG

Bưởi bung có tên khác là bái bài, cứt sát, bí bái cái, mác thao sang (Tày), co dọng dạnh (Thái), cô nèng (K’ho)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA BƯỞI BUNG

Rễ và lá, thu hái quanh năm. Rễ đào lên, bỏ rễ con, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Lấy lá bánh tẻ, không sâu hay vàng úa, phơi hay sấy khô. Vỏ thân để dùng ngoài.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA BƯỞI BUNG

Lá có tinh dầu với tỷ lệ 1,25%; alcaloid acronycin.

4. CÔNG DỤNG CỦA BƯỞI BUNG

Chữa phong thấp, đau lưng, chân tay tê mỏi, ứ huyết sau đẻ, mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn: Ngày 8-20g rễ sắc, ngâm rượu. Phụ nữ đẻ kém ăn ngày dùng 6-12g rễ, lá sắc. Dùng ngoài chữa chốc lở, mụn nhọt: Lá giã đắp, hoặc vỏ thân nấu nước rửa.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA BƯỞI BUNG

Bưởi bung có tên khoa học là ACRONYCHIA LAURIFOLIA Blume thuộc họ RUTACEAE

6. MÔ TẢ CỦA BƯỞI BUNG

18_Sep_2014_095515_GMTa08

Cây nhỏ, phân cành nhiều, cao 1-3m hoặc hơn. Lá mọc đối, có cuống dài, thuôn, mép nguyên, vò nát có mùi thơm. Cụm hoa hình ngù, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành; hoa màu trắng, có mùi thơm. Quả hạch hình cầu, khi chín màu vàng nhạt, ăn được. Tránh nhầm với cây cơm rượu (Glycosmis pentaphyllaCorrea), cũng có nơi gọi là bưởi bung.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA BƯỞI BUNG

Hoa: Tháng 7-9; Quả: Tháng 10-11.

8. PHÂN BỐ CỦA BƯỞI BUNG

Mọc hoang ở miền núi và trung du.

Trên đây là một số thông tin về bưởi bung, thành phần hóa học cũng như tác dụng của bưởi bung được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)