Hiện nay, có rất nhiều người đang mắc một sai lầm lớn khi phân biệt giữa bệnh bạch biến và bạch tạng. Hai căn bệnh này hoàn toàn khác nhau, và để phân biệt tốt hơn về 2 căn bệnh này thì hôm nay chúng tôi chia sẻ cho bạn một số thông tin và cách nhận biện của 2 căn bệnh này nhé!
1. Phân biệt bệnh bạch biến và bệnh bạch tạng
- Bệnh bạch tạng
Bạch tạng (albinism) là bệnh giảm sắc tố di truyền, tính lặn với biểu hiện giảm sắc tố đồng đều ở da, tóc và võng mạc. Bạch tạng hiếm khi chỉ biểu hiện ở da, nhưng có thể chỉ biểu hiện ở mắt một cách đơn thuần. Cơ chế bệnh sinh có liên quan đến vai trò của men tyrosinase trong việc chuyển hóa tyrosin thành DOPA. Bệnh biểu hiện với da bị giảm hay mất hẳn sắc tố, tóc bạc. Người bệnh sợ ánh sáng, bị giật nhãn cầu. Khám ghi nhận đáy mắt và mống mắt trong suốt.
Hậu quả là bệnh nhân bị giảm thị lực, không chịu được ánh sáng mặt trời, da nhạy cảm với tia cực tím và dễ bị ung thư da ở vùng tiếp xúc với ánh sáng. Người bệnh cần mang kính mát, khăn che ánh sáng mặt trời.
- Bệnh bạch biến
Bạch biến (vitiligo) là bệnh giảm sắc tố da khu trú, tự phát với biểu hiện là các dát trắng. Bệnh có tính gia đình, hầu hết bệnh nhân đều khỏe mạnh song có các bệnh kết hợp khác như bệnh tuyến thượng thận, tiểu đường, thiếu máu, thiểu sản tủy.
Trong bạch biến, tỷ lệ viêm mống mắt chiếm khoảng 10%. Tiêu bản mô học cho thấy chỗ da bị bạch biến không có tế bào sắc tố. Người bệnh không nên coi bệnh bạch biến chỉ ở khía cạnh thẩm mỹ đơn thuần mà cần chú ý tới các bệnh đi kèm.
2. Cách điều trị bạch tạng và bệnh bạch biến
- Điều trị bệnh bạch biến
Theo các bác sĩ phòng khám đa khoa Kim Mã, nhìn chung hiện nay kể cả bạch tạng và bạch biến đều nằm trong tình trạng khó chữa bởi thực sự chưa biết rõ nguyên nhân bệnh sinh nên hai chứng này đối với cả Tây y lẫn Đông y vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn.
Khi thấy mình có bất cứ dấu hiệu nào khác thường ngoài da thì người bệnh cũng cần phải đến bệnh viện da liễu hoặc các phòng khám chuyên khoa để kiểm tra và chẩn đoán bệnh ngay, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh không nên nhìn da đoán bệnh mà tự ý mua thuốc về uống vì nếu người bệnh uống thuốc không đúng thì có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu để có được phương pháp điều trị đúng nhất.
- Điều trị bệnh bạch tạng
Điều trị bệnh bạch tạng bao gồm bảo vệ da và mắt khỏi ánh nắng mặt trời:
– Giảm nguy cơ bị cháy nắng bằng cách tránh ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng, và mặc quần áo dài tay, áo chống nắng, khẩu trang khi tiếp xúc với ánh mặt trời.
– Kem chống nắng phải có chỉ số chống nắng cao (SPF).
Trong trường hợp tầm nhìn bị hạn chế thì người bị bạch tạng phải đi tới bác sĩ nhãn khoa để được đo mắt và cắt kính. Đôi khi trong trường hợp rung giật nhãn cầu thì người bệnh cần phải phẫu thuật cơ mắt được để sửa cử động mắt bất thường.
Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên có thể giúp bạn phân biệt rõ hơn về 2 căn bệnh này, cũng như lựa chọn phương pháp hợp lý điều trị căn bệnh này.
Chúc các bạn thành công!