Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh nóng gan

Nóng gan là một loại bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gan bị thừa nhiệt. Vậy những biểu hiện và nguyên nhân của nóng gan là gì và cách điều trị nóng gan như thế nào? Mời các bạn tham khảo sau đây nhé.

Biểu hiện nóng gan:

+ Nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng

+ Người khô táo, khát nước nhiều, bứt rứt, khó ngủ;

+ Đi tiểu tiện ít, tiểu rát, nước tiểu vàng sậm;

+ Trẻ em có thể nổi ban đỏ; chảy máu cam, tiểu tiện ra máu;

+ Có thể sốt hoặc không sốt, nhức đầu, choáng váng…

nog-gan

Nguyên nhân gây ra nóng gan:

-Nguyên nhân bên trong: chức năng hoạt động của gan và thận suy yếu (suy thận, xơ gan, viêm gan) nên chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm các chất độc bị tích tụ lại ở gan và các cơ quan trong cơ thể, gây độc cho các cơ quan.

– Nguyên nhân bên ngoài: Các yếu tố tác động quá lớn làm tăng quá trình chuyển hóa ở gan, tăng sinh nhiệt độc làm hại gan.

+ Sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong giai đoạn điều trị bệnh).

+ Uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá

+ Ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt là các chất quá nhiều năng lượng. Chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể.

+ Làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người.

+ Uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể, đặc biệt ở những cơ quan xa nơi thải nhiệt như gan, cơ gây khô táo trong người.

Hậu quả của chứng nóng gan:

Nóng gan nếu không được điều trị đúng cách và phát hiện sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: viêm đường tiết niệu, viêm cầu thận, thậm chí gây nhiễm khuẩn huyết đe dọa tính mạng.

Vậy cách trị chứng nóng gan bằng cách nào?

Chữa trị nóng gan, chữa nóng trong người bằng cách làm mát gan, cách chữa như sau:

+ Không ăn uống thừa dinh dưỡng và các chất gây dị ứng để hạn chế tối đa việc phát sinh độc tố.

+ Giữ tinh thần thoái mái, tránh tress, tránh ức chế, hạn chế tối đa kích thích thần kinh (rượu bia, thuốc lá, cà phê).

+ Uống đủ lượng nước giúp duy trì nhiệt độ cơ thể: tối thiểu 2 lít nước lọc / ngày.

+ Về mùa hè không nên ăn uống đồ cay nóng, kích thích như uống rượu, hút thuốc, ăn ớt, hạt tiêu, hành tỏi sống, cà phê, uống nhiều nước đá.

+ Nên tăng cường ăn nhiều rau quả có tính mát như dưa hấu, dưa chuột, bí đao, rau đay, mồng tơi, cua đồng, mướp đắng, chanh, cam, thanh long…

+ Nên rèn luyện thân thể, ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng và tăng cường giải độc cho cơ thể qua mồ hôi. Không gãi và nặn mụn nhọt, nhất là đinh râu, vì nặn làm tổn thương hàng rào bảo vệ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết.

+ Có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên giúp mát gan, tăng cường giải độc gan như nhân trần, Diệp hạ châu, Actiso…… Bởi thuốc nam có ưu điểm là lành tính, không độc hại, không gây tác dụng phụ và rất dễ sử dụng.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những biểu hiện và nguyên nhân của bệnh nóng gan. Hy vọng bài viết này sẽ thật hữu ích dành cho tất cả bạn đọc. Xin cảm ơn!

Mách bạn

Bồ công anh là vị thuốc quý trong nhiều bài thuốc cổ phương  giúp chữa khỏi bệnh tắc tia sữa, tiêu độc, viêm loét dạ dày và bệnh viêm phổi, giải độc gan

Đối với bệnh nóng gan người bệnh có thể áp dụng bài thuốc

Bồ công anh 20g, Tang diệp (lá dâu) 12g, Thương nhĩ tử (ké đầu ngựa) 12g, Cam thảo 6g. Đun sôi với 1 lít nước trong 20 phút, uống thay nước trong ngày

Lưu ý: Bồ công anh có tính lạnh vì vậy những trường hợp đang bị cảm lạnh, tiêu chảy do nhiễm lạnh không nên dùng.