Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không là câu hỏi thường gặp khi các bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Để biết được câu trả lời. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Tại sao Viêm loét dạ dày – tá tràng nguy hiểm ?
Viêm loét dạ dày – tá tràng nguy hiểm không phải bởi bệnh không thể chữa được hay tỉ lệ tử vong cao (0,01%) mà bởi bệnh rất dễ tái, rất dễ biến chứng (mà lại toàn các biến chứng nguy hiểm). Dưới đây chúng tôi xin nêu ra 3 lí do chính khiến bạn nên chữa ngay căn bệnh này.
Giảm chất lượng cuộc sống
Điều mà chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rõ ràng nhất khi bị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng đó là các cơn đau hành hạ những lúc bạn đói và đôi khi cả những lúc vừa ăn no. Ngoài ra có thể là cảm giác đầy hơi, tức bụng do khả năng tiêu hóa của dạ dày bị ảnh hưởng. Bạn sẽ thường xuyên ợ hơi, ợ chua hay cảm thấy buồn nôn, cảm giác này có thể đến bất cứ lúc nào, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày. Bệnh lâu ngày sẽ làm bạn “sợ” khi phải ăn bất cứ thứ gì khi ăn không được mà không ăn cũng chẳng xong, ăn uống như một người bình thường trở thành những mong ước quá xa vời đối với người bệnh.
Dễ tái phát
Không thực sự khó để đối phó với những cơn đau do viêm loét dạ dày – tá tràng hành hạ nhưng lại rất khó để có thể chữa dứt điểm căn này. Theo thống kê của thư viên y tế quốc gia Mỹ thì tỷ lệ tái phát viêm loét dạ dày – tá tràng trong vòng 2 năm (sau khi diệt vi khuẩn Hp) là 3,02% nhưng sẽ tăng lên đến 83,9% đối với các bệnh nhân thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích, thuốc chống viêm. Qua đó để các bạn có thể hình dung được mức độ “dai dẳng” của căn bệnh này.
>>>> Xem thêm bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng từ bồ công anh
VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG NGUY HIỂM BỞI SỰ DAI DẲNG VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM
Nguyên nhân của việc tái đi tái lại căn bệnh này đôi khi lại chính là do sự chủ quan của chúng ta. Ăn uống không điều độ, lười vận động hay việc sử dụng thường xuyên các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia góp phần không nhỏ làm các vết loét trở lại.
Biến chứng nguy hiểm
Bệnh lý dạ dày đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc hang vị là những vị trí rất dễ biến chuyển thành ung thư. Khi tình trạng bệnh trở nên xấu hơn, bệnh nhân rất dễ gặp phải biến chứng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
Xuất huyết dạ dày: Là tình trạng dạ dày bị chảy máu, nguyên nhân của tình trạng này là do các vết viêm loét làm tổn thương , khi bị chảy máu phân thường đen như nhựa đường hoặc như bột cà phê, có mùi hôi thối như mùi phân hủy của xác động vật.
Thủng dạ dày: Nhiều bệnh nhân bị viêm loét dạ dày mà không xuất hiện các triệu chứng như đau bụng hoặc triệu chứng đau rất mơ hồ. Bởi nhiều bệnh có thể gây đau vùng thượng vị như viêm ruột thừa, viêm tụy, viêm cột sống… Những trường hợp đột nhiên bị thủng dạ dày mà không được cấp cứu kịp thời thì dễ dẫn tới viêm phúc mạc và rất dễ tử vong.
Ung thư dạ dày: Các triệu chứng của ung thư dạ dày thường là rất mơ hồ. Triệu chứng hay gặp thường là đau âm ỉ, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn và chán ăn. Những triệu chứng trên rất dễ bị bỏ qua nên bệnh khó được phát hiện kịp thời. Khi các triệu chứng trên kéo dài hơn 2 tuần, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế. Một số dấu hiệu khác của bệnh có thể là: nôn, gầy sút, thiếu máu, đau bụng, mệt mỏi, phân lẫn màu đen. Hiện nay chưa có thuốc điều trị hết bệnh mà chỉ giúp kéo dài thời gian của người bệnh.
Bệnh viêm loét dạ dày đặc biệt nguy hiểm với
Viêm loét dạ dày sẽ nguy hiểm hơn đối với các nhóm người như
- Người thường xuyên hút thuốc
- Thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm
- Thừa canxi huyết
- Có tiền sử viêm loét dạ dày
- Trên 50 tuổi
- Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia…
- Người thiếu máu
Giải pháp nào cho căn bệnh này?
Cho tới ngày nay, các thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn H.Pylori và nhóm thuốc ngăn tiết axit dạ dày vẫn được ưu tiên hàng đầu cho bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều kháng sinh trong thời gian lâu dài là không tốt bởi những phản ứng phụ tiềm ẩn như rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột… Nếu bệnh nhân dùng liều quá cao và kéo dài sẽ gây tổn hại cho gan thận như viêm gan, suy thận. Bên cạnh đó, nhóm thuốc ngăn tăng tiết acid cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn như xốp xương, giảm khả năng sinh lý…
Hiện nay, để giảm tối đa những tác dụng không có lợi cho sức khỏe của người bị viêm loét dạ dày, các chuyên gia y tế có xu hướng tiến tới những sản phẩm nguồn dược liệu tự nhiên. Một số dược liệu quý được sử dụng để bào chế ra các sản phẩm cho bệnh nhân viêm loét dạ dày như khương hoàng, mật ong, cỏ lào, loét mồm… Tác dụng của những dược liệu này là tiêu viêm, thải độc, làm se và làm lành vết thương của dạ dày mà không gây tác dụng phụ.
Sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng để phòng ngừa tái phát và nguy cơ biến chứng là chưa đủ. Mỗi người cần trang bị kiếm thức về viêm loét dạ dày và những biến chứng có thể xảy ra để phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi mắc bệnh.
Ngoài ra, cần tạo thói quen sinh hoạt tốt như tập luyện thể dục thể thao, giảm căng thẳng, lo lắng, ăn uống ngủ nghỉ hợp lý, tránh đồ ăn nhiều chất chua, cay và tránh khói thuốc lá. Khi phát hiện những triệu chứng ban đầu như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau vùng thượng vị… người bệnh cần thăm khám để phát hiện sớm bệnh và chữa trị kịp thời tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với các bạn bài viết viêm loét dạ dày có nguy hiểm không. Hy vọng bài viết này sẽ thật sự hữu ích dành cho tất cả bạn đọc. Xin cảm ơn đã theo dõi!