- Bệnh cúm là gì?
Bệnh Cúm là bệnh lây truyền do vius Cúm. Bệnh thường được xem là bệnh đường hô hấp nhưng có ảnh hưởng đến toàn thân. Không giống như các bệnh nhiễm virus khác như cảm lạnh, bệnh Cúm nguy hiểm hơn nhiều và có thể nguy hiểm đến tính mạng của một số đối tượng có nguy cơ cao. Trẻ nhỏ tuổi đặc biệt là những trẻ có bệnh mạn tính kèm theo như bệnh hen, tiểu đường, tim mạch… là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhập viện và tử vong vì những biến chứng do Cúm gây ra.
- Bệnh Cúm hay chỉ là cảm lạnh?
Bệnh Cúm và bệnh cảm lạnh có thể có những triệu chứng giống nhau nhưng triệu chứng của bệnh Cúm thường nặng hơn nhiều. Các triệu chứng điển hình là sốt cao (39oC – 40oC), nhức đầu, ho dữ dội, suy nhược nặng, đau nhức người. Bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra các biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, biến chứng tim mạch có thể gây tử vong cho trẻ.
- Có cách nào phòng ngừa bệnh cúm?
Có. Bạn có thể phòng ngừa bệnh Cúm bằng cách tiêm ngừa. Hiệu quả của vaccine chủng ngừa được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Nhiều quốc gia trên thế giới đã khuyến cáo người dân cần tiêm ngừa trong suốt mùa Cúm. Vaccine Cúm có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
- Bệnh Cúm lây lan như thế nào?
Virus Cúm lây lan từ người sang người thông qua dịch tiết đường hô hấp khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi. Víu Cúm lây lan với tốc độ rất nhanh đặc biệt là trong môi trường đông đúc như nhà trẻ, trường học. Điều nguy hiểm là trẻ nhiễm bệnh có thể lây lan cho các trẻ khác trước khi xuất hiện triệu chứng bệnh. Thời gian lây nhiễm Cúm kéo dài từ 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng đế 5 ngày sau khi mắc bệnh.
- Tại sao cần tiêm ngừa Cúm?
Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ phải nhập viện do những biến chứng nguy hiểm khi bị bệnh CÚm. Trên thực tế, bệnh Cúm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập viện ở trẻ em nhiều hơn bất cứ các bệnh có thể ngừa bằng vaccine khác. Bệnh Cúm và bệnh viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm khuẩn.
Các bệnh nhân có các bệnh kèm theo như Suyễn sẽ khó kiểm soát nếu bị cúm, bị tiểu đường thì đường huyết sẽ không ổn định, bị tim mạch thì có thể làm bệnh nặng hơn.
- Tại sao phải tiêm ngừa Cúm nhắc lại hàng năm?
Virus Cúm luôn luôn thay đổi, mỗi năm có những chủng virus mới xuất hiện, vì vậy mỗi năm thành phần của vaccine cũng thay đổi nhằm ngăn chặn khả năng gây bệnh của những chủng virus mới. Tiêm vaccine ở mùa cúm năm trước không thể bảo vệ cho con bạn và bạn ở mùa Cúm năm sau.
- Những ai cần chích ngừa Cúm?
- Các rối loạn mạn tính của các hệ thống tim mạch và hô hấp như là hen suyễn, các bệnh tim mạch…
- Các rối loạn chuyển hóa mạn tính như là bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, rối loạn về máu, suy giảm miễn dịch (gây ra bởi thuốc men hay do bị AIDS-HIV).
- Bất cứ tình trạng nào gây suy giảm chức năng hô hấp hay suy giảm khả năng giải quyết các chất tiết đường hô hấp (như khạc nhổ), hoặc bị tăng nguy cơ bị sặc vào đường hô hấp.
- Dự định có bầu trong mùa cúm.
- Dựa theo nghề nghiệp: Nhân viên y tế. Nhân viên của các nơi chăm sóc người bệnh kéo dài và những nơi giúp đỡ trong việc chăm sóc người già yếu.
- Những người sống trong viện điều dưỡng hay các viện chăm sóc kéo dài và những nơi giúp đỡ trong việc chăm sóc hàng ngày.
- Những người có thể lây bệnh cho những người có nguy cơ cao (trong nhà có người già, yếu, con nhỏ từ 0-59 tháng).
- Bất cứ ai muốn chích ngừa.
Tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi, trẻ dưới 8 tuổi khi tiêm lần đầu sẽ tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng, sau đó nhắc lại mỗi năm 1 lần. Ðối với trẻ trên 8 tuổi, tiêm 1 liều duy nhất, sau đó nhắc lại hàng năm
- Thời điểm nào tốt nhất để tiêm ngừa Cúm?
Nên tiêm ngừa cúm trước khi mùa Cúm xảy ra mỗi năm, những cũng không là quá muộn nếu tiêm ngừa trong khi mùa Cúm đang xảy ra. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, Cúm xảy ra quanh năm cho nên có thể tiêm vaccine Cúm định kỳ hằng năm vào bất kỳ lúc nào trong năm với các vaccine hiện hành.