Nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ chính là virus. Thông thường, trẻ nhỏ sau khi bị cảm cúm, cảm lạnh, ho, sổ mũi,… nếu không được điều trị kịp thời, kèm theo sức đề kháng của các trẻ còn yếu thì rất dễ bị viêm phế quản. Khi đó, virus có điều kiện để lây lan tới hai cuống phổi, khiến cho phế quản tấy đỏ, sưng phồng lên, tiết dịch nhầy trong phổi gây kích thích trẻ ho nhiều và khó thở.

Ngoài ra, trẻ bị viêm phế quản còn do hít phải khỏi bụi, bụi bẩn, khói thuốc lá. Hiện nay, có rất nhiều thanh thiếu niên hút thuốc lá từ rất sớm, cũng có nghĩa trẻ em phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá. Đây chính là nguy cơ khiến cho trẻ em mắc phải viêm phế quản.

Triệu chứng viêm phế quản

Khi trẻ mới bị viêm phế quản có những triệu chứng như ho nhiều hơn, xuất hiện đờm đục hoặc có màu xanh và cổ họng bắt đầu đau rát. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị sốt, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói và có cảm giác đau ngực.

Viêm phế quản làm cho các nang phế quản bị viêm, sưng phù, tiết ra nhiều chất dịch làm tắc nghẽn đường thở của bé. Trẻ ho càng ngày càng nhiều, chảy nước mũi, sốt cao, kèm theo khó thở.

Những trường hợp trẻ bị viêm phế quản nặng hơn, trẻ thường có những triệu chứng như tím tái, cơn thở khó khăn, hoặc đôi khi ngừng thở.

Nguyen-nhan-va-cach-phong-benh-viem-phe-quan-o-tre-nho

Cách phòng bệnh và điều trị viêm phế quản

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh ở trẻ. Chính vì vậy, cách phòng bệnh hiệu quả nhất mà các mẹ nên làm là hãy cho bé bú sữa mẹ đến 2 tuổi.

Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện nếu thấy trẻ có những triệu chứng như bú kém, khó thở, tím tái hay xuất hiện biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp,…

Đối với trường hợp bệnh nhẹ, không có những yếu tố nguy cơ thì các mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà, nhưng cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Cần cho bé bú hay ăn uống đầy đủ, khoa học và hợp lý.
  • Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Thường xuyên làm thoog thoáng mũi cho trẻ để có thể giúp trẻ dễ dàng thở. Làm sạch mũi cho trẻ bằng cách dùng nước muối sinh lý.
  • Mùa lạnh cần đảm bảo trẻ luôn được giữ ấm, tránh nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Vệ sinh thân thể bé luôn sạch sẽ, thay quần áo ướt ngay cho trẻ tránh để trẻ nhiễm lạnh.
  • Cần về sinh môi trường, không gian xung quanh bé luôn sạch sẽ, thoáng mát, không để gió lùa trực tiếp.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc mới môi trường khỏi bụi, bụi bẩn, khói thuốc lá.
  • Cần điều trị dứt điểm một số bệnh ở trẻ như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan,…
  • Không nên tự ý cho bé dùng thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.