Cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía tại nhà ít ai biết

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía tại nhà ít ai biết. Ngoài cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá, trầu không, đu đủ… thì lá cây thầu dầu cũng được xem là một bài thuốc chữa trị bệnh trĩ cực kì hiệu quả đấy! Vậy bạn đã biết cách chữa bệnh trĩ với lá thầu dầu tía chưa? 

Vì sao thầu dầu tía có thể chữa khỏi bệnh trĩ?

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý vùng hậu môn gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của những ai đang mắc phải. Để chữa bệnh trĩ, tùy từng cấp độ mà có thể dùng các biện pháp khác nhau: Đông y chữa trĩ, chữa trĩ bằng Tây y, phương pháp phẫu thuật trị bệnh trĩ,… Các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hiện nay cũng đang được tìm kiếm và áp dụng phổ biến để chữa bệnh trĩ hiệu quả đặc biệt ở cấp độ 1,2. Ở những cấp độ nhẹ thì sự can thiệp của Tây y dường như không cần thiết và không được khuyên dùng. Bạn có thể áp dụng công thức chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía vô cùng hiệu quả mà cách thực hiện cũng hết sức đơn giản.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu

Theo Đông y thì thầu dầu là loại thảo dược có vị ngọt, cay, tính bình, có tác dụng chống ngứa, bạt độc, giảm đau trấn tĩnh, khư phong hoạt huyết và tiêu thũng bài nung. Thầu dầu tía biết đến với các công dụng như: tiêu thũng bài nung, bạt độc, chữa đau đầu, nhuận tràng thông tiện mà không gây kích thích ống tiêu hóa,… Cả hạt và lá thầu dầu tía đều được “lợi dụng” để trị bệnh trĩ nhanh chóng và lành tính.

Đặc tính của cây thầu dầu tía có tính bình, vị cay ngọt, không độc, khư phong hoạt huyết, tiêu thủng giải độc, chống ngứa, giảm đau nên có tác dụng tốt trong việc chữa trị những triệu chứng của bệnh trĩ. Đặc biệt, thầu dầu tía còn có khả năng nhuận tràng thông tiện, làm tăng khả năng co bóp của ruột non, ruột già giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn hạn chế tình trạng táo bón nhất là cho phụ nữ mang thai – nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Chính vì những đặc tính này mà cả lá và hạt cây thầu dầu tía đều lành tính và được ông bà ta tận dụng để chữa bệnh trĩ.

Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía

Bằng những công dụng tuyệt vời của lá thầu dầu trong việc điều trị bệnh trĩ, để mang lại hiệu quả cho quá trình chữa bệnh trĩ với thầu dầu đòi hỏi bạn phải nắm được một số cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía

1. Đắp lá thầu dầu tía

Sử dụng từ 3 – 5 lá thầu dầu tía đem rửa sạch rồi giã nát.

Vệ sinh sạch sẽ phần búi trĩ đang cần chữa trị.

Sau đó đắp phần lá thầu dầu tía vừa giã lên vùng trí, để như vậy trong vòng 5 – 10 phút mới lấy ra và rửa sạch vùng hậu môn.

Đắp lá thầu dầu để chữa bệnh trĩ

Đắp lá thầu dầu để chữa bệnh trĩ

Để bài thuốc chữa trĩ này có hiệu quả cao thì bạn nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Với cách đắp lá thầu dầu tía để chữa bệnh trĩ, bạn cũng có thể kết hợp đắp hỗn hợp thầu dầu tía và lá vông để mang lại hiệu quả chữa bệnh trĩ tốt hơn. Để thực hiện cách này, bạn dùng lá thầu dầu tía và lá vông theo tỉ lệ 1:1, giã nát rồi dùng miếng vải sạch để bọc lại và đem đắp hậu môn trong vòng 5 phút là được, sau đó dùng khăn lau sạch. Thực hiện 1 lần/ngày, chỉ sau khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh trĩthuyên giảm rõ rệt.

2. Rửa hậu môn bằng lá thầu dầu tía và lá vông

Lấy lá thầu dầu tía và lá vông rửa sạch vò nát kết hợp với phần thân cây thầu dầu được sắc nhỏ đun với nước cho đến khi đặc lại thì lọc lấy phần nước.

Dùng nước vừa nấu được đem xông hơi, ngâm hoặc rửa vùng hậu môn bị trĩ.

3. Chữa bệnh trĩ bằng hạt thầu dầu

Hạt thầu dầu phơi khô, tán mịn và sắc thuốc uống. Mỗi lần uống cần tính lượng bột tương đương với 10 – 15 hạt thầu dầu. Hãy nhớ, hạt thầu dầu tươi có độc tính, nếu dùng quá 15 hạt sẽ nguy hiểm đến tính mạng, nhưng thầu dầu khô thì không có độc. Nhưng tốt nhất, với cách này người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, cũng có thể dùng lá thầu dầu kết hợp với một số thảo dược khác để sắc thuốc uống, có tác dụng thông táo, nhuận tràng…

Lời khuyên khi điều trị bệnh trĩ tại nhà

Dù bạn áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu hay các cách dân gian khác thì để mang lại hiệu quả điều trị bệnh trĩ, bạn cần lưu ý:

+ Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, không ăn đồ cay nóng và uống nhiều nước mỗi ngày.

+ Vận động cơ thể bằng cách tập thể dục, thường xuyên đi lại tránh tình trạng ngồi lâu khiến bệnh phát triển nặng hơn.

+ Hình thành thói quen đi đại tiện đúng giờ, không ngồi rặn lâu khi đại tiện cũng là cách hạn chế bệnh trĩ nặng hơn.

Cần thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học khi điều trị bệnh trĩ

Cần thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học khi điều trị bệnh trĩ

+ Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm, nhất là sau khi đi đại tiện tránh dùng các loại giấy cứng, khô ráp khiến cho vùng trĩ bị tổn thương khó điều trị.

Và điều đặc biệt hơn cả mà bạn cần biết đó là việc sử dụng lá thầu dầu để chữa bệnh trĩ chỉ áp dụng đối với trường hợp trĩ độ nhẹ, tức trĩ độ 1, độ 2. Còn đối với những trường hợp trĩ nặng, việc sử dụng cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía nói riêng và chữa bệnh trĩ bằng cách dân gian nói chung sẽ rất khó mang lại một kết quả như mong đợi. Trong trường hợp này, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé!

Xem thêm:

Bật mí mẹo chữa bệnh trĩ cho ba bầu hiệu quả và an toàn nhất

Mách bạn cách chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng tại nhà cực đơn giản