Mách bạn cách chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng tại nhà cực đơn giản

Chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng vốn là một trong những cách chữa bệnh trĩ bằng cách dân gian được khá nhiều người truyền tai nhau. Vậy bạn đã biết cách chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng chưa? Tham khảo bài viết dưới đây để bỏ túi thêm phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà cực đơn giản này nhé!

Lá lộc vừng có ăn được không?

Nhiều người nghe nói thông tin lá lộc vừng có thể chữa được bệnh trĩ nhưng chưa biết thông tin cụ thể thế nào và chữa bằng cách nào thì đã quan tâm rằng không biết lá lộc vừng có ăn được không?

Lá lộc vừng non có màu tím, bóng, mọng nước. Nhớ khi xưa vào khoảng tháng hai âm lịch, khi lá lộc vừng non bung nở, người dân quê tôi thường hái ăn sống những khi làm đồng.

Chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng

Chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng

 

Lá lộc vừng non làm gỏi trộn với chanh, đậu phụng cũng là món ngon được nhiều người miền quê ưa thích một thời. Lộc vừng có vị hơi chát, thường được dùng làm rau sống, ăn riêng hoặc trộn với lá đinh lăng non trong món gỏi cá, với các loại cá kho, bánh xèo. Vì vậy, mỗi khi cây lộc vừng ra lá non đầy cành thường là cái cớ để nhiều gia đình đổ bánh xèo hoặc làm món ngon gì đó ăn cùng lá cây.

Lá lộc vừng chữa được bệnh gì?

Và một băn khoăn nữa mà khá nhiều người tìm hiểu về cách chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng là không biết lá lộc vừng có thể chữa được những bệnh gì?

Vỏ thân lộc vừng, thu hái quanh năm, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt. Đối với quả lộc vừng còn xanh, ép lấy nước, bôi chữa chàm, hoặc nghiền nhỏ ngâm với rượu, ngậm nhổ nước chữa đau răng.

Theo đông ý, cây lộc vừng có vị ngọt tính bình đi vào can, phế, tỳ, thận. Tác dụng tư bổ can thận, bổ huyết minh mục, khu phong nhuận tràng, thông nhũ, sinh tân dưỡng phát. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, râu tóc bạc sớm, da xanh thiếu máu, đau đầu hoa mắt chóng mặt, ù tai, điếc tai, tăng huyết áp, ít sữa, táo bón, huyết niệu, trĩ, kiết lỵ.

Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng

Bệnh trĩ là loại bệnh xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng hình thành sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn. Bệnh xuất phát chủ yếu từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Tâm lí xấu hổ không đi khám chữa bệnh là tâm lý chung của những người bị trĩ do đó việc tự tìm cách chữa bệnh tại nhà cũng như tìm các bài thuốc dân gian chữa bệnh đã được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Và ngoài những cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ, bằng diếp cá, bằng trầu không thì cách chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng là được ưa chuộng hơn hết.

Vậy thực hiện cách chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng như thế nào? 

Khi tiến hành chữa trị bệnh trĩ bằng lá lộc vừng bạn nên dùng khoảng 20g. ( bạn nên chọn loại lá lộc vừng loại lá bánh tẻ, không non quá, không già quá ). Rửa sạch bằng nhiều nước sau đó rửa lại bằng nước sôi nguội, để ráo nước. Khi dùng thì vào thời điểm trước khi đi ngủ khoảng 15 phút lấy lá lộc vừng đã rửa nhai và nuốt lấy nước còn bã đắp vào vùng hậu môn 15 phút.

Dùng lá lộc vừng chữa được bệnh trĩ

Dùng lá lộc vừng chữa được bệnh trĩ

Mỗi đợt điều trị từ 7-10 ngày và sau đó nếu có thể kiếm được lá lộc vừng ăn sống được 10 ngày nữa thì bệnh trĩ có thể chữa trị được hiệu quả.Kiên trì dùng cách này đều đặn sẽ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.

Chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng có hiệu quả không?

Câu trả lời là CÓ, tuy nhiên cách chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng chỉ hiệu quả đối với trường hợp trĩ nhẹ, tức trĩ ở cấp độ 1, 2. Còn nếu trĩ ở cấp độ nặng hơn thì phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng dường như là không có tác dụng. Do đó, nếu thăm khám phát hiện tình trạng trĩ nặng thì bạn nên cần đến sự can thiệp của Tây Y và các phương pháp chữa trị hiện đại.

Nên cẩn thận chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng

Nên cẩn thận chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng

Song song với đó, để lá lộc vừng phát huy hết tác dụng ngoài việc kiên trì thực hiện đắp lá lộc vừng hàng ngày người bệnh cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt vì đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Nếu không loại bỏ các nguyên nhân này việc sử dụng lá lộc vừng sẽ khó mà đạt được hiệu quả. Tốt nhất người bệnh nên:

 – Hạn chế tối đa hoặc loại bỏ hoàn toàn những đồ ăn cay nóng ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn.

– Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê…

– Tránh thức khuya, tránh làm việc quá căng thẳng hay lao động quá nặng nhọc, luôn tạo cho bản thân mình những giây phút thư giãn, thoải mái nhất có thể.

– Tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao, tránh ngồi ỳ một chỗ hoặc lười vận động.

Ngoài trị bệnh trĩ, lộc vừng còn có tác dụng gì?

Ngoài chữa được bệnh trĩ, bài thuốc từ lộc vừng còn chữa được bệnh tiêu chảy, đau nhức đầu hay tóc bạc sớm:

 

 

Lộc vừng trị bệnh tiêu chảy, sốt

Vỏ thân lộc vừng cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều tanin (16%). Khi dùng, lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Dùng cho tóc bạc sớm, đau đầu

Cháo vừng (chi ma chúc) gồm có gạo tẻ, vừng đen liều lượng đều nhau sau đó cùng đem nấu cháo, thêm đường hoặc muối (tùy vào khẩu vị của mỗi người). Có thể ăn nóng hoặc nguội vào các bữa điểm tâm, bữa phụ. Phương thuốc này phần lớn dùng cho người cao tuổi, dùng cho các trường hợp tóc bạc sớm, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu.

Ngoài ra, loại cây lộc vừng còn là bài thuốc hữu hiệu dùng cho người cao tuổi viêm khí phế quản mạn, táo bón kinh diễn. Dùng cho các trường hợp viêm loét giác mạc do thiểu dưỡng, đặc biệt là do thiếu vitamin A ở trẻ em, người già…Ngoài ra còn dùng cho các trường hợp lao phổi, ho gà, hen suyễn.

Xem thêm:

Top 3 cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp tự nhiên không cần thuốc

Bật mí cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản mà hiệu nghiệm