Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi bị thừa cân

Mẹ bầu nên biết rằng, mang thai không phải là khoảng thời gian ăn kiêng hay cắt giảm bớt hàm lượng các dưỡng chất giàu năng lượng cho cơ thể mà cần phải biết cân nhắc về các loại thực phẩm nào là tốt nhất cho cơ thể của mình và bé yêu trong bụng. Với những bà mẹ có cân nặng vượt mức cho phép thì nên đặc biệt lưu ý về việc lựa chọn các thực phẩm khi đưa vào cơ thể. Vậy như thế nào là chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu thừa cân? Bài viết chia sẻ kiến thức sức khỏe-dinh dưỡng mang thai kì này sẽ giúp mẹ bầu sớm tìm ra thói quen ăn uống lành mạnh nhất.

Hãy cùng Mecuti.vn tham khảo những gợi ý bên dưới đây để biết được chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu thừa cân nhé!

Gợi ý để có một chế độ dinh dưỡng khi mang thai tốt nhất

Ăn sáng ngon. Bữa sáng là bữa quan trọng để tạo năng lượng cả ngày cho bạn. Một bữa sáng giàu protein, chất béo, carbohydrate và chất xơ sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn cho cả ngày.

Nên ăn nhiều bữa phụ thay vì chỉ có 3 bữa chính

Nên ăn thức ăn chứa protein

Trong mỗi bữa ăn chính và phụ và tránh những thức ăn chứa đường tinh luyện hoặc bột trắng. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức ổn định và bạn không bị đói.

bo-sung-dinh-duong-dung-cach-cho-ba-bau-suckhoenhi-125152-1203

Thêm trái cây và rau xanh vào bữa ăn theo nhiều cách sáng tạo

Thêm đủ loại rau salad kèm vào bữa sáng, thêm rau bí hoặc cà rốt bào kèm với bánh mì. Kẹp thêm miếng dưa chuột và táo vào món sandwich. Bạn có thể cho thêm táo, các loại hạt, nho khô, trái cây khô vào khẩu phần salad của mình.

Chú ý bổ sung axit folic

Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 400 đến 800 microgram axit folic mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Thế nhưng trên thực tế hầu hết chúng ta nạp không đủ. Phụ nữ thừa cân có thể cần lượng axit folic nhiều hơn. Những phụ nữ có nguy cơ em bé bị khuyết tật ống thần kinh lại càng cần liều lượng cao hơn. Tuy nhiên, bạn không được dùng liều lượng nhiều hơn được khuyến nghị mà không kiểm tra với bác sĩ trước.

Ưu tiên dầu ô liu

Chọn những chất béo chưa bão hòa tốt như dầu ô liu, dầu cải, dầu đậu phộng thay cho những chất béo đã bão hòa hoặc đã hidro hóa như mỡ động vật, dầu dừa, bơ.

Duong-chat-thiet-yeu-cho-ba-bau_7 (1)

Sử dụng nhật ký dinh dưỡng thai kỳ

Việc sử dụng nhất ký dinh dưỡng để giúp mẹ theo dõi lượng thực phẩm và dưỡng chất bạn đã nạp vào cơ thể để chắc rằng bạn đã nạp đủ dưỡng chất yêu cầu. Nó cũng rất hữu dụng để bạn theo dõi tâm trạng và mức độ đói của bạn. Từ đó, bạn có thể chỉ ra những thứ bạn cần thay đổi trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai của mình.

Lựa chọn những món ăn phụ nhiều dinh dưỡng khi mang thai

Sau đây là một số cách để có những bữa phụ tốt cho sức khỏe

  • Một quả táo với một nắm hạt hạnh nhân hay các loại hạt dẻ khô trộn.
  • Một lát bánh mì nướng phết một muỗng bơ đậu phộng.
  • Một ly sữa ít béo khoảng 180ml và một quả chuối.
  • ½ tách sữa chua không đường, làm ngọt bằng một ít mật ong.
  • Sáu cái bánh quy mặn bột ngũ cốc với 30ml hoặc 60ml phô mai ít béo.
  • Một quả trứng luộc và một ít rau ăn sống.

Hãy chú ý thức uống vì bất cứ thức uống nào với đường tinh luyện như nước trái cây, cà phê latte hoặc soda chanh đường có thể khiến lượng đường trong máu của bạn dao động thất thường, góp phần làm bạn bị đói và đau đầu.

Thậm chí, soda không đường cũng có thể khiến bạn tăng cân mặc dù các chuyên gia không biết rõ nguyên nhân tại sao. Bạn có thể thử dùng các món uống sau:

  • Nước rau củ ép
  • Nước ép lựu và một vài nhánh bạc hà
  • Nước cam cà rốt ép
  • Sữa đậu nành có hương vị va ni, chocolate
  • Sữa ít béo với đường ăn kiêng

Lưu ý

Những món ngọt tự nhiên tuy tốt nhưng bạn cũng nên tránh đường saccharose vì chất này có thể vượt qua lớp nhau thai để tiến vào thẳng người em bé.