Chữa bệnh bằng bấm huyệt lòng bàn chân liệu có hiệu quả không?

Phương pháp chữa bệnh bằng cách bấm huyệt lòng bàn chân không tốn quá nhiều công sức, chi phí. Chỉ cần biết một số cách bấm huyệt, vị trí bấm huyệt dưới đây là bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi một số chứng bệnh thường gặp rồi đấy!

Vì sao bấm huyệt lòng bàn chân để chữa bệnh?

Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người đều có những vùng đại diện ở hai bàn chân. Bàn chân trái ứng với nửa người bên trái (như mắt trái, thận trái, tim, lách, hậu môn, trĩ…), bàn chân phải ứng với nửa người bên phải (như mắt phải, thận phải, gan, mật, ruột thừa…). Trong mỗi người có tới 35km các loại ống (mạch máu ruột, ống tuyến…) từ lớn nhỏ tới li ti, chạy ngang dọc khắp mọi nơi trong cơ thể.

Bấm huyệt lòng bàn chân

Bấm huyệt lòng bàn chân

Phần lớn những ống đó là những dây thần kinh và các mạch máu lưu thông với mọi tế bào. Chỉ cần một ống dẫn nhỏ đâu đó bị tắc là ảnh hưởng tới cả một nhánh hay cả một hệ thống. Đôi bàn chân chúng ta là điểm tận cùng của hệ thống thần kinh và là điểm thấp nhất của các đường ống vì phần lớn thời gian con người hoạt động là đứng hay ngồi. Cho nên máu chúng ta có những “cặn bẩn” thường bị tồn đọng và dễ bị ứ tắc tại đây. Việc nắn bóp những điểm có ách tắc vì có những “cặn bẩn” của máu ở hai bàn chân sẽ làm các chất cặn bị tan hay phân tán nhỏ ra khiến máu dễ lưu thông và đào thải ra ngoài.

Sự lưu thông máu ở hai bàn chân không tốt còn do một nguyên nhân khác. Khi các cơ bắp của chúng ta hoạt động yếu toàn bộ khung xương bị chùng xuống. Cả hệ thống các đốt xương chân cũng vậy. Các khớp co hẹp lại có thể làm cho một số dây thần kinh và mạch máu bị kẹt gây ra sự ách tắc lưu thông của máu. Những “cặn bẩn” trong máu dễ bị ứ đọng ở những điểm này.

Nếu những điểm đó có các dây thần kinh và mạch máu có liên quan đến gan, gan hoạt động yếu đi, nếu liên quan đến thận, sẽ làm việc thải các chất acid uric qua đường nước tiểu kém hiệu quả. Chất “cặn bẩn” trong máu tụ lại lâu bị cô đặc thành những tinh thể. Nếu những tinh thể đó tụ tập ở đầu dây thần kinh, sẽ gây cảm giác nhức buốt và ảnh hưởng tới các cơ quan có liên quan. Do đó, trong quá trình xoa bóp, bấm huyệt bàn chân, nhìn nét mặt của bệnh nhân, ta có thể xác định được những điểm đau và suy ra cơ quan nội tạng nào đó trong cơ thể đang bị yếu hay hoạt động không bình thường.

Cách bấm huyệt lòng bàn chân, ngón chân để chữa bệnh

Theo quan niệm của đông y cổ, cũng như y học hiện đại đã chứng minh rằng: Chân, cụ thể là lòng bàn chân, giống như một sơ đồ thu nhỏ của cơ thể. Các huyệt ở chân có mối quan hệ vô cùng mật thiết với các cơ quan phủ tạng.

Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt bàn chân

Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt bàn chân

Cụ thể là:

  • Gan, tì liên quan đến ngón cái. Ngoài ra, gan còn liên quan đến ngón chân thứ 4. Xoa bóp ngón chân này có thể điều trị chứng táo bón, đau mỏi lưng.
  • Thận có mối quan hệ với lòng bàn chân.
  • Bàng quang liên hệ mật thiết đến mu ngón út. Huyệt đạo ở vùng này có thể hỗ trợ tốt chứng bí tiểu, tiểu buốt/són.
  • Dạ dày liên quan tới mu ngón chân thứ 2. Bấm huyệt ở vùng này có thể trị chứng ợ chua, đầy hơi, khó tiêu.

Ngoài ra khi bấm các huyệt ở lòng bàn chân, mu bàn chân và vùng quanh bàn chân còn có rất nhiều những công dụng tuyệt vời. Dựa trên sơ đồ huyệt bàn chân cùng các công dụng của nó mà chúng ta chọn sử dụng huyệt nào tùy vào bệnh tương ứng.

Chữa bệnh bằng cách bấm huyệt lòng bàn chân là một trong những phương pháp chữa bệnh đơn giản nhưng cực kì hiệu nghiệm nếu như bạn biết được sự liên quan giữa bàn chân và các cơ quan, bộ phận của cơ thể.

Xem thêm:

Sự thật dùng gạo lứt muối mè chữa khỏi ung thư?

Bỏ túi một số cách chữa bệnh bằng lá đu đủ