Cách chữa bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc có thể bạn chưa biết

Giấc ngủ là một trong những yếu tố chi phối đến sức khỏe và tinh thần. Song, nếu như bạn thường xuyên bị mất ngủ thì đó là một trong những dấu hiệu của bệnh đấy! Vậy đâu là cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất? Bài viết này chúng tôi sẽ bật mí đến bạn cách chữa bệnh mất ngủ bằng cách dân gian, nếu bạn muốn có một giấc ngủ ngon, sâu thì đừng bỏ lỡ bài viết này!

Mất ngủ là gì và khi nào mất ngủ được gọi là bệnh?

Mất ngủ cấp tính là mất ngủ ngắn và thường xảy ra vì những hoàn cảnh cuộc sống (ví dụ, không thể ngủ vào ban đêm trước khi thi, hoặc sau khi nhận được tin tức căng thẳng hay xấu). Hầu hết mọi người đều trải qua loại mất ngủ này, và nó thường có xu hướng tự được giải quyết mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị nào.

Mất ngủ mãn tính là khi mất ngủ ít nhất ba đêm mỗi tuần và kéo dài ít nhất là ba tháng. Rối loạn mất ngủ mãn tính có thể có nhiều nguyên nhân. Những thay đổi trong môi trường, thói quen ngủ không lành mạnh, làm việc theo ca, do tác dụng phụ của thuốc hoặc các rối loạn lâm sàng khác. Những người bị chứng mất ngủ mãn tính có thể sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn nếu áp dụng một số cách thiết lập giấc ngủ lành mạnh.

Mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

Mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

Mất ngủ kinh niên có thể do một bệnh nào đó hoặc liên quan đến vấn đề tâm thần, mặc dù đôi khi rất khó để hiểu được nguyên nhân và ảnh hưởng trong mối quan hệ này. Những người bị chứng mất ngủ có xu hướng bị khó ngủ khi bắt đầu ngủ, sau đó đến giai đoạn ngủ được, và /hoặc họ sẽ thức dậy quá sớm vào buổi sáng.

Chữa bệnh mất ngủ có thể bao gồm các liệu pháp hành vi, tâm lý, dùng thuốc và thực phẩm chức năng hoặc kết hợp sử dụng các phương pháp trên.

Các dữ liệu thống kê về bệnh mất ngủ

Mất ngủ là một vấn đề chung hay gặp ở người lớn. Các Viện Y tế quốc gia ước tính rằng khoảng 30% dân số nói chung báo cáo về sự gián đoạn giấc ngủ, và khoảng 10% phản ánh ảnh hưởng xấu tới các chức năng hoạt động ban ngày.

Trong một cuộc điều tra năm 2005, hơn một nửa số người tham gia báo cáo có ít nhất một triệu chứng của chứng mất ngủ (khó ngủ, thức dậy nhiều vào ban đêm, thức dậy quá sớm và không thể ngủ trở lại), ít nhất một vài đêm mỗi tuần trong vòng một năm. 33% nói rằng họ đã có ít nhất một trong các triệu chứng này mỗi đêm hoặc gần như mỗi đêm trong năm qua. Hai triệu chứng phổ biến nhất mà nhiều người thường gặp là mệt mỏi khi thức dậy buổi sáng hoặc thức giấc nhiều lần trong đêm, xảy ra vài đêm trong mỗi tuần trong một năm vừa qua.

Một nghiên cứu khác trong năm 2002 cho thấy 63% phụ nữ (so với 54% đàn ông) bị các triệu chứng mất ngủ ít nhất một vài đêm mỗi tuần. Các cuộc thăm dò khác cho thấy một số xu hướng thú vị liên quan đến mất ngủ. Ví dụ, 68% người lớn có độ tuổi từ 18 tuổi đến 29 tuổi cho biết có các triệu chứng mất ngủ, so với 59% người lớn có độ tuổi từ 30-64, và chỉ có 44% người bị mất ngủ trên độ tuổi 65. Và càng không ngạc nhiên khi những người đang có con nói rằng họ bị mất ngủ nhiều hơn những người không có con. (66% so với 54%).

Cách chữa bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa bệnh mất ngủ, có thể chữa mất ngủ bằng Đông y hoặc cũng có thể chữa mất ngủ bằng Tây Y. Song để giúp bạn đọc có thể chữa được bệnh mất ngủ hiệu quả, không gây ra tác dụng phụ và tiết kiệm thì cách chữa bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc dưới đây là một giải pháp tuyệt vời nhất đấy!

1. Chữa bệnh mất ngủ bằng cây đinh lăng

Dịch chiết của rễ đinh lăng (cao) có tác dụng gây lên ức chế men Monoamine oxidase (MAO), giúp duy trì dẫn truyền xung động thần kinh diễn ra liên tục và mạnh mẽ, gây kích thích sinh học, khiến cơ thể có cảm giác sung sức, thoải mái, không mệt mỏi.

Đồng thời hệ miễn dịch được kích thích, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Từ đó mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các chứng bệnh về thần kinh như, mất ngủ, trầm cảm…

Chữa bệnh mất ngủ bằng cây đinh lăng

Chữa bệnh mất ngủ bằng cây đinh lăng

Bài thuốc 1: Trị mất ngủ do suy nhược cơ thể

Nguyên liệu: 20g mỗi vị gồm cây đinh lăng, tam diệp, cỏ mực, lá vông, rau má; 10g mỗi vị gồm hoàng liên, hoàng bá, bạch linh; 16g xấu hổ.

Cách dùng: cho các vị thuốc trên vào nồi cùng một 700ml nước, sắc cho thuốc cạn nước còn lại 300 ml là được. Chia làm hai phần bằng nhau dùng vào sáng và chiều tối. Uống liên tục trong 7 ngày, nếu thấy tinh thần sản khoái và không còn bị mất ngủ nữa thì ngưng.

Bài thuốc 2: Trị mất ngủ mãn tính

Nguyên liệu: 24g lá đinh lăng, 20g mỗi vị gồm tam diệp và lá vông; 15g liên nhục; 12g tâm sen.

Cách dùng: Cho các vị thuốc trên vào nồi cùng 500ml nước, sắc đến khi thuốc cạn lại còn 200ml thì ngưng. Chia làm hai phần bằng nhau, dùng vào sáng và chiều tối. Uống liên tục trong 10 ngày, ngưng 3 ngày rồi dùng tiếp. Đinh lăng khi được kết hợp cùng những thảo dược khác sẽ mang lại nhiều kết quả hơn.

Ngoài ra, người bị mất ngủ cũng có thể kết hợp lá đinh lăng với món trứng rán, cá kho hay cháo tim heo… để cải thiện giấc ngủ và giải quyết tình trạng suy nhược cơ thể.

2. Cách chữa bệnh mất ngủ bằng gừng

Trong gừng có chứa chất Cineole giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần con người sảng khoái và ngủ ngon giấc. Có thể thấy gừng rất hiệu quả trong việc điều trị mất ngủ, nhưng không phải có tác dụng trực tiếp ngay lập tức mà phải dùng để cải thiện bệnh dần dần.

Có nhiều cách để dùng gừng trị mất ngủ:

– Nấu nước gừng ngâm chân mỗi tối giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn.

– Nửa củ gừng nấu với đường phên (đường đỏ) và 500ml nước nấu lên uống vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Bài thuốc này chữa mất ngủ kinh niên cực tốt, nên kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng.

Cách chữa bệnh mất ngủ bằng gừng

Cách chữa bệnh mất ngủ bằng gừng

– Gừng tươi ngâm với giấm. Cho vài lát gừng vào chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ trong vòng 30 phút. Làm đều đặn liên tục hàng ngày, chỉ trong vòng tháng rưỡi là bệnh mất ngủ sẽ hết.

3. Cách chữa bệnh mất ngủ bằng lá vông

Lá vông còn có tên khác là hải đồng, thích đồng hoặc vông nem Từ lâu, lá này được nhân dân nhiều địa phương dùng làm thuốc an thần, chống lo âu, phiền muộn, nhức đầu, chóng mặt. Để chữa mất ngủ, người ta lấy lá vông non rửa sạch, luộc hoặc nấu canh ăn hằng ngày; có khi còn phối hợp với lá dâu non.

Bài 1: Rượu ngâm lá vông

Nguyên liệu: Lá vông bánh tẻ, rượu trắng, hũ thủy tinh

Cách làm: Lá vông rửa sạch, phơi khô trong bóng râm, thái nhỏ, 100 gam lá vông khô ngâm với 1 lít rượu trắng từ 30-40 độ. Ngâm càng lâu càng tốt, sau 15-20 ngày có thể dùng được.

Cách dùng: Uống rượu ngâm lá vông từ 10-20ml mỗi ngày để có giấc ngủ ngon

Bài 2: Sắc nước lá vông chữa mất ngủ

Nguyên liệu: Lá vông đã phơi khô, nước, ấm đất

Cách làm: Lấy từ 8-16 gam lá vông đã phơi khô rửa sạch cho vào nồi đất đổ thêm 200ml nước. Sắc nhỏ lửa đến khi còn 50ml uống một lần trong ngày vào buổi tối.

Cách chữa bệnh mất ngủ bằng lá vông

Cách chữa bệnh mất ngủ bằng lá vông

Bài 3: Nước hãm từ lá vông chữa mất ngủ

Nguyên liệu: Lá vông, táo nhân, tâm sen, nước, bình sứ giữ nhiệt.

Cách làm: Cho 16 gam lá vông phơi khô cùng 10 gam táo nhân (là nhân bên trong hạt táo chua đem sao đen lên) cùng 5 gam tim sen (sao thơm không được sao đen). Cho tất cả vào bình sứ giữ nhiệt hãm với 1 lít nước đun sôi, nóng già. Khi nước nguội có thể cho thêm 1 đến 2 bông hoa nhài tươi.

Cách dùng: Uống làm nhiều lần trong ngày.

Bài 4: Canh lá vông

Để chữa bệnh mất ngủ, khó ngủ, người ta thường lấy lá vông bánh tẻ (loại không quá non hoặc quá già) rửa sạch rồi cho lên bếp luộc hoặc nấu canh với lá dâu tằm như một món ăn hàng ngày.

Lời khuyên dành cho người mất ngủ

– Tránh uống rượu với mục đích giúp ngủ (tuy rượu là thuốc mê nhưng rượu thường làm thức giấc vào nửa sau của giấc ngủ).

– Uống nước nhiều quá vào xế chiều có thể làm thức giấc vì nhu cầu cần đi tiểu.

– Không nên hút thuốc lá. Nicotine ở thuốc lá là thuốc kích thích làm khó ngủ.

– Thể dục, vận động làm cho dễ ngủ, nhất là thể dục vào xế chiều.

– Lam nóng thân thể (ngâm sauna, bồn nước) vào lúc xế chiều giúp ngủ say.

– Phòng ngủ mát mẻ giúp ngủ ngon vì nhiệt độ cơ thể giảm xuống vào ban đêm, phòng nóng nức sẽ làm thức giấc.

– Ánh sáng giảm giấc ngủ. Tránh quá sáng vào lúc xế chiều. Khi tỉnh giấc đừng bật đèn quá sáng lúc ban đêm. Nên dùng màn cửa và mặt nạ che mắt.

– Giường ngủ cần thoải mái, kích thước lớn đủ.

– Qui định một thời gian cố định để thức giấc và đừng nên thay đổi.

– Giữ thời gian đi ngủ một cách cố định, tuy nhiên chỉ đi ngủ khi mệt nhọc.

– Ðừng xem đồng hồ vào ban đêm.

– Ðừng đánh giặc với giấc ngủ.

– Khi bị khó ngủ thường xuyên, không nên ngủ ngày.

– Trước khi đi ngủ, nên tạo một khoảng thời gian thanh thản.

Mong rằng, với các cách chữa bệnh mất ngủ mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng mất ngủ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. 

Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể sử dụng nấm linh chi để điều trị mất ngủ. Bạn có biết, nấm linh chi là một trong những thảo dược chữa trị mất ngủ cực kì hiệu qủa không? Để mua nấm linh chi chất lượng, chính hãng, uy tín, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY!

Chúc bạn sớm có một giấc ngủ ngon, sâu!

Xem thêm:

Chia sẻ các cách chữa bệnh kiết lỵ hiệu quả nhất

Một số cách chữa bệnh bướu cổ bằng Đông y

Hướng dẫn cách chữa tóc bạc sớm hiệu quả nhất