Chia sẻ các cách chữa bệnh kiết lỵ hiệu quả nhất

Chỉ cần bỏ túi một số cách chữa bệnh kiết lỵ hiệu quả với những cây thuốc dân gian dưới đây thì bạn sẽ không còn lo lắng khi kiết lỵ “ghé thăm”.

Bệnh kiết lỵ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Lỵ là một Bệnh do vi trùng Entamoeba dysenteria gây ra, làm cho công năng vận hóa của Tỳ Vị bị rối loạn gây ra bệnh. Bệnh có các triệu chứng chủ yếu là đau bụng, đi ngoài mót rặn, đi ngoài ra nhầy … Căn bệnh này thường xảy ra mùa hè – thu. 

Bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ có thể dẫn đến biến chứng thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip… 

Chữa bệnh kiết lỵ bằng lá mơ

Trong dân gian thường dùng lá mơ lông để chữa bệnh viêm đại tràng, tiêu chảy, kiết lỵ rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền, mơ lông có vị đắng, hơi chát, tính mát có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, tẩy giun, giải độc…

Chữa bệnh kiết lỵ bằng lá mơ

Chữa bệnh kiết lỵ bằng lá mơ

Bài thuốc chữa kiết lỵ bằng lá mơ lông như sau: bạn lấy một nắm lá mơ tuơi rửa sạch, thái nhỏ, đập vào một quả trứng gà ta (trứng gà ăn thóc) trộn đều, lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín để ăn. Hoặc hình thức khác là bạn có thể trộn lá mơ lông với trứng gà, đem hấp cách thủy để ăn. Áp dụng ngày ăn 2-3 lần, ăn liên tục trong vài ba ngày là khỏi. Đối với trẻ em, có thể xay nhuyễn lá mơ dùng thay rau trong món bột hoặc cháo xay.

Chữa bệnh kiết lỵ bằng rau sam

Rau sam, thứ rau mọc hoang ở nhiều khu vực đồng quê, đây được coi là vị thuốc quý rẻ tiền được ứng dụng nhiều trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại. Thứ rau nhỏ bé này có chứa vô số các chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất… tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên, giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, trị hiệu quả các chứng bệnh mẩn ngứa ngoài da, viêm đường tiết niệu, kiết lỵ, tiêu chảy, giun sán đường ruột….

Chữa bệnh kiết lỵ bằng rau sam

Chữa bệnh kiết lỵ bằng rau sam

 Với cách chữa bệnh kiết lỵ bằng rau sam, bạn chỉ cần lấy rau sam và cỏ sữa với một lượng bằng nhau, đem rửa sạch và đun lẫn với 3 bát nước, đun nhỏ lửa đến khi nào còn lại chỉ khoảng 1 bát nước cốt thì bạn tắt bếp và lọc lấy nước uống, chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Chữa kiết lỵ bằng cỏ sữa

Nhờ thành phần chứa nhiều xellulose có tác dụng xổ nhẹ, ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ và các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng, do đó cỏ sữa thường có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, cụ thể là kiết lỵ. Bạn có thể hái khoảng 15g cỏ sữa đem xay nhuyễn hoặc ép nhỏ, hoặc trộn chung với khoảng 5g dung dịch hương nhu, húng quếép sau đó đem sắc uống mỗi ngày, sẽ thấy các triệu chứng khó chịu thuyên giảm dần.

Chữa kiết lỵ bằng cỏ sữa

Chữa kiết lỵ bằng cỏ sữa

Khi bị tiêu chảy, bạn cũng có thể lấy 12g lá cỏ sữa hòa ép hòa với nước uống sẽ cầm nhanh hơn. Nếu bị kiết lỵ lấy 100g cỏ sữa lá nhỏ. Rửa sạch, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. 

Chữa kiết lỵ bằng lá ổi

Lá ổi có tác dụng làm se da, co mạch, giảm sự xuất huyết và kích thích ở màng ruột, nhanh chóng làm dịu các triệu chứng cấp của bệnh.

Cách 1: Búp ổi 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g, vỏ măng cụt 20g, sắc kỹ các nguyên liệu này để lấy nước uống, chia làm nhiều lần trong ngày.

Cách 2: Búp ổi 20g sao qua, vỏ quýt khô 10g, gừng nướng chín 10g. Tất cả các nguyên liệu này đem cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia ra uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa kiết lỵ bằng lá ổi

Chữa kiết lỵ bằng lá ổi

Cách 3: Búp ổi 20g, củ riềng 8g, củ sả 16g. Thái nhỏ các nguyên liệu này, sao qua, sắc lấy nước đặc uống, lưu ý chỉ uống trong ngày.

Cách 4: Lá ổi 20g, vỏ bưởi 20g đem phơi khô lá chè tươi 10g, gừng tươi 2 lát. Đem tất cả các nguyên liệu này đi sắc uống.

Khi bị tiêu chảy với các triệu chứng nhẹ hơn dạng cấp, nếu nhà có cây ổi có thể lấy ngay 5-7 búp ổi tươi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, ngày 2-3 lần.

Khi bị kiết lỵ, nên kiêng gì?

Các sản phẩm sữa như pho mát, kem, bơ và kem, đây là những thực phẩm gây kích ứng ruột, làm bệnh kiết lỵ trở nên trầm trọng hơn. Có thể thay thế các sản phẩm sữa từ sữa bò bằng các sản phẩm từ sữa đậu nành, sữa hạnh nhân.

Thức ăn cay, chứa nhiều dầu mỡ, sẽ làm tình trạng kiết lỵ trở nên nghiêm trọng hơn. 

Các loại trái cây có nhiều chất xơ như: Bưởi, cam, quýt.

Đồ uống có cồn, có ga, có chứa cafein như: Rượu, bia, cà phê, soda, nước ngọt,…

Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hành tây, đậu bắp, đậu Hà Lan, bông cải xanh, súp lơ.

Cách phòng bệnh kiết lỵ

Để phòng bệnh kiết lỵ hiệu quả chúng ta nên ăn chín, uống sôi, ăn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và còn hạn sử dụng. Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ và thoáng mát để tránh ruồi nhặng và vi khuẩn…

Như vậy, chỉ cần trang bị cho mình những cách chữa bệnh kiết lỵ trên đây, chắc chắn rằng nỗi lo về bệnh kiết lỵ sẽ không thành vấn đề nữa đâu nhé! Song để có một sức khỏe tốt thì bạn cũng cần thường xuyên thăm khám bác sĩ định kỳ 6 tháng/1 lần!

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Xem thêm:

Một số cách chữa bệnh bướu cổ bằng Đông y

Hướng dẫn cách chữa tóc bạc sớm hiệu quả nhất

3 cách chữa bệnh cao huyết áp bằng dân gian