Con bạn bị sởi, bạn lo lắng không biết làm sao để chữa trị cho con? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết Đâu là cách chữa bệnh sởi ở trẻ em dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé!
Cách nhận biết trẻ bị sởi
Các triệu chứng bệnh sởi là sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 – 400C, sốt liên tục. Trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy. Có những chấm nhỏ khoảng 1 mm nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12 – 18 giờ.
Sau khi sốt 3 – 4 ngày, trẻ bị phát ban. Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Thể nhẹ thì ban rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi bay để lại vết thâm trên da. Trẻ ăn kém, mệt, mỏi. Thường thì 3 – 4 ngày sau khi ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay, nhạt màu dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ lại sức dần và hết sốt.
Cần phân biệt bệnh sởi với phát ban
Cần phân biệt bệnh sởi với ban dị ứng (trẻ thường phát ban từng mảng, dạng mề đay, ngứa) và phát ban trong các bệnh khác (như tinh hồng nhiệt, nhiễm trùng…). Các biến chứng của sởi thường rất nặng và dễ gây tử vong: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, cam tẩu mã, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, loét giác mạc do thiếu vitamin A. Cần phát hiện sớm các biến chứng sau khi mắc sởi, đặc biệt là sau khi ban bay hết mà trẻ vẫn còn sốt.
Vậy đâu là cách chữa bệnh sởi ở trẻ em hiệu quả nhất?
Khi phát hiện trẻ bị sởi, các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng, bởi lẽ việc tìm ra cách chữa bệnh sởi ở trẻ cần sự bình tĩnh. Và dưới đây chính là một số mẹo đòi hỏi các bậc phụ huynh nên nhớ để chủ động phòng và điều trị bệnh sởi cho trẻ.
1. Đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bệnh sởi, bạn cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để có những xét nghiệm, chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời phải tuân thủ đầy đủ, cẩn thận những chỉ dẫn của bác sỹ để việc điều trị bệnh sởi cho trẻ đạt kết quả tốt nhất nhé. Cần lưu ý rằng, trường hợp trẻ bị sởi nhẹ và không có biến chứng bạn không nên cho trẻ dùng thuốc kháng sinh mà chỉ nên dùng thuốc B1 và vitamin C liều cao thôi nhé.
2. Giữ vệ sinh cho trẻ bị bệnh sởi
Thường xuyên sử dụng khăn sạch, mềm (nếu tiệt trùng càng tốt) thấm nước ấm rửa mặt, lau mồm, tay chân, thân mình cho trẻ, tiến hành thay ga, đệm, chăn, vỏ gối, áo quần cho trẻ mỗi ngày nhằm hỗ trợ điều trị bệnh sởi hiệu quả và giúp trẻ phục hồi sức khỏe tốt hơn, nhanh hơn đấy. Bạn cũng đừng quên nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày nữa nhé.
3. Những kiêng kỵ khi trẻ bị sởi
– Bạn cần cách ly trẻ bị bệnh sởi, cho trẻ ở phòng sạch sẽ, thoáng, kiêng bẩn tối đã và tuyệt đối kiêng gió nữa nhé vì gió chính là tác nhân khiến bệnh sởi trầm trọng hơn đấy.
– Kiêng cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng khiến bệnh sởi trầm trọng hơn như: Thức ăn lạ, các loại hải sản, thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…
4. Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ bị bệnh sởi
Trong thời kỳ trẻ bị bệnh sởi, bạn cần cho trẻ ăn uống sao cho nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng một cách hiệu quả nhất, tốt nhất, bạn nên cho trẻ ăn cháo lỏng, dễ tiêu hóa như cháo đường, cháo thịt bằm…
Làm sao để điều trị bệnh sởi cho trẻ nhanh khỏi?
Ngoài việc áp dụng những cách chữa bệnh sởi ở trẻ em mà chúng tôi vừa giới thiệu trên đây thì để quá trình điều trị bệnh sởi nhanh chóng và hiệu quả hơn, các mẹ cần:
– Cho bé uống từ 6 – 8 cốc nước mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể.
– Sử dụng các loại thuốc hạ sốt theo chỉ định; Tuyệt đối không dùng kháng sinh
– Bổ sung vitamin A bằng các loại thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin A như cá hồi, cà rốt, khoai lang…
– Tăng độ ẩm không khí trong phòng của trẻ để giúp các chất nhầy ở cổ, mũi lỏng ra, làm bé dễ thở hơn, làm dịu những cơn ho. Mặt khác, mẹ nên giữ cho mũi của trẻ luôn sạch sẽ.
– Dùng rèm cửa để chắn sáng và cho bé ở trong phòng với ánh sáng yếu những vẫn đảm bảo thông thoáng.
– Kiêng gió kiêng nước nhưng mẹ vẫn phải lưu ý lau nhanh người cho con bằng nước ấm để giữ vệ sinh và thấm mồ hôi cho con.
Cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em
Để con bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sởi thì bạn cũng nên chú ý đến một số nội dung liên quan đến cách phòng bệnh sởi. Theo đó, để phòng bệnh sởi ở trẻ, các mẹ cần:
- Tiêm phòng vắc-xin sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi là biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh sởi.
- Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.
- Vệ sinh môi trường: Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ, vật dụng của trẻ
- Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi.
Mong rằng với những tư vấn về cách chữa bệnh sởi ở trẻ em mà ykhoaviet.vn chia sẻ trên đây sẽ phần nào đó giúp các bậc phụ huynh chủ động điều trị và phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ.
Chúc con bạn sớm khỏe mạnh!
Xem thêm:
Mách bạn cách chữa bệnh run tay ở người trẻ hiệu quả 100%
Làm sao để chữa bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì?
Top 5 cách giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả nhất