Top 5 cách giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả nhất

Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ, có đến 80% phụ nữ bị đau bụng vào mỗi kỳ hành kinh. Vậy đâu là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất?

1. Dùng túi sưởi hoặc nước ấm

Túi sưởi mini là một sản phẩm tiện ích đa năng giúp bạn giữ ấm trong những ngày lạnh, đồng thời thích hợp để chị em chườm ấm khi đến kì kinh nguyệt. Sau 1-3 phút cắm phích điện làm ấm túi sưởi, đặt túi vào vùng bụng dưới và nằm im 5-10 phút. Việc làm này sẽ giúp chị em dễ chịu và nhanh chóng làm dịu cơn đau bụng kinh.

Dùng túi sưởi hoặc nước ấm

Dùng túi sưởi hoặc nước ấm

Ngoài ra, chị em cũng có thể sử dụng nước nóng đựng trong chai thủy tinh hoặc bình cao su để chườm. Xoay đều bình ở phần bụng để giúp giảm cơn đau trong kỳ hành kinh.

2. Biết giữ ấm cơ thể trong những ngày “đèn đỏ”

Cần giữ ấm cơ thể trước, trong và sau khi hành kinh. Về mùa thu – đông – xuân, chị em không nên bơi lội, tám rửa bằng nước lạnh, uống nước lạnh, làm việc nơi đồng sâu bởi khi bị kích thích tử cung sẽ co bóp mạnh, gây đau. Trong những ngày này, nên tắm nước ấm nóng và cho thêm một chút muối vào chậu nước tắm.

Khi trời lạnh nên sưởi ấm khi có kinh, vì hơi ấm làm máu dễ lưu thông và tạo cho cơ bắp thư giãn, nhất là vùng xương chậu thường bị co cứng và sưng huyết trong những ngày này.

3. Ăn trứng gà với ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc nam có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh hiệu nghiệm. Việc giã nát ngải cứu vắt lấy nước uống có thể khiến nhiều chị em thấy khó khăn vì vị đắng của nó nhưng khi kết hợp ngải cứu rán hoặc chưng cách thủy cùng trứng gà thì trở thành món ăn hấp dẫn được nhiều chị em yêu thích. Trong ngày hành kinh, bạn chỉ cần ăn một bữa trứng gà ngải cứu sẽ thấy cơn đau bụng kinh giảm dần nhanh chóng.

Ngải cứu là một trong những bài thuốc giúp giảm  cơn đau trong kỳ hành kinh

Ngải cứu là một trong những bài thuốc giúp giảm cơn đau trong kỳ hành kinh

4. Uống sữa

Các chị em hay bị đau bụng kinh nên uống một cốc sữa ấm hoặc ăn thêm 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày trước ngày hành kinh. Điều này sẽ làm giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả.

Nguyên nhân là do trong sữa rất giàu canxi và theo các nhà khoa học, những phụ nữ bổ sung 1200 mg canxi mỗi ngày giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người không bổ sung canxi hoặc bổ sung hàm lượng thấp.

5. Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Nên ăn đủ chất nhưng hạn chế ăn thức ăn có đồ cay, nóng gây táo bón dễ làm đau bụng kinh nặng thêm. Không ăn đồ ăn lạnh vào những ngày gần kinh nguyệt và khi bị kinh nguyệt. Nên uống nước chanh nóng, dùng các loại vitamin hỗn hợp và chất khoáng có chứa canxi.

Uống nhiều nước: 2.5 lít nước/ngày, nên uống nước ấm tránh uống lạnh vào những ngày “đèn đỏ”. Không nên ăn những thức ăn chế biến tinh mà cần ăn nhiều rau, trái cây, cá và hạn chế các loại thực phẩm ngọt, mặn. Không ăn những thứ có tác dụng giữ nước như giấm, táo, ngó sen…

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Tránh rượu bia và các chất kích thích, không uống cà phê, chè, cô ca cô la vì có chất cafein có thể gây khó chịu, bồn chồn trong kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Đau bụng kinh là một triệu chứng sinh lý thường gặp ở các chị em. Biểu hiện thông thường là những cơn đau bụng dữ dội, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, chóng mặt, mệt lả đi. Nguyên nhân là do sự tiết hormon prostaglandin làm thúc đẩy co bóp tử cung, cũng có thể do rối loạn cấu trúc nội mạc tử cung như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung. 

Tình trạng đau bụng kinh thường xuất hiện khoảng 1-2 ngày trước hoặc trong kì kinh nguyệt, kèm theo đau lưng, mệt mỏi. Tình trạng đau ở mỗi người phụ nữ cũng khác nhau, có người đau âm ỉ, có người lại đau bụng dữ dội chỉ nằm một chỗ, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày. 

Lời khuyên dành cho người đau bụng kinh?

Nếu chỉ bị đau nhẹ và bạn có thể chịu đựng được bằng cách uống thuốc không theo đơn một hoặc hai lần thì bạn không cần phải lo lắng nhiều nhé. Tuy nhiên, nếu đau dữ dội đến mức bạn phải nằm xuống và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì bạn nên đến khám bác sĩ phụ khoa nhé.

Ngoài ra, nếu bạn đột nhiên bị đau bụng dữ dội hơn, và kèm theo đó là lượng máu kinh nhiều hơn, hoặc cảm thấy đau trong khi quan hệ tình dục và khi đi vệ sinh, đây có thể là triệu chứng do bệnh gây ra đấy. Hãy đến khám bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân nhé.

Trên đây là 5 cách giảm đau bụng kinh cùng với những thông tin liên quan đến chứng đau bụng kinh. Hy vọng rằng, với những thông tin này bạn sẽ hạn chế và làm giảm những cơn đau bụng kinh.

Xem thêm:

Kinh nghiệm chữa rối loạn tiêu hóa không dùng thuốc, hết dứt điểm

Tư vấn cách chữa rối loạn tiền đình hiệu quả, an toàn

Những điều cần biết về cách chữa bệnh phụ khoa bằng tỏi