Lo lăng khi đột nhiên mất giọng ?

Bác sĩ Võ Quang Phúc, Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết, “nói nhiều” không phải là nguyên nhân gây liệt dây thanh quản. Hiện có khá nhiều người mắc bệnh nhưng không rõ nguyên nhân như trường hợp trên. 

Bác sĩ Phúc phân tích, liệt dây thanh quản thường xuất phát từ các nguyên nhân như bị chấn thương, tai nạn ở vùng cổ, khối ung thư chèn ép, di căn, sau mổ bướu cổ làm thương tổn dây thần kinh vận động thanh quản…

Trường hợp của chị Trâm, Bình Thạnh, TP HCM là một ví dụ. Sau khi mổ nội soi bướu cổ, chị bị khàn giọng, nói không ra tiếng. Bốn tháng sau, tình hình vẫn không cải thiện nên chị đi nội soi thanh quản, các bác sĩ kết luận chị bị liệt dây thanh quản bên trái, phải bơm mỡ tự thân để điều trị.

vom-hong

Theo bác sĩ Phúc, đối với trường hợp liệt một bên, đơn giản nhất là dùng phương pháp luyện giọng, tập ngữ âm trị liệu. Nguyên tắc là tập thở và luyện cách phát âm cho tròn tiếng, rõ chữ. Đây là phương pháp đơn giản nhất. Phương pháp này cũng sử dụng cho những bệnh nhân nói lắp, nói ngọng. Cần chú ý, trong các trường hợp liệt một bên thì dây thanh bên không liệt có thể bù trừ, hoạt động mạnh hơn để cho bệnh nhân có thể nói rõ nên cần thời gian dài đến bệnh viện cũng như tự tập luyện tại nhà, tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia. Liệt dây thanh quản chia làm hai loại là liệt mở và liệt khép. Liệt mở tức là thanh quản không khép lại được, khiến bệnh nhân nói giọng khàn, hụt hơi, không rõ tiếng và mất dần. Liệt khép là thanh quản không mở được, khi vận động gắng sức sẽ có cảm giác khó thở, tối ngủ ngáy, vì thế thường gặp sau mổ bướu cổ. 

Đối với liệt khép do bướu cổ, thường bị liệt hai bên, phải phẫu thuật để kéo một bên dây thanh ra, mục đích giúp bệnh nhân thở được, không khó thở khi gắng sức nhưng lại có hạn chế là nói khàn. Với trường hợp liệt mở, phương pháp điều trị là có thể bơm mỡ tự thân hoặc chất silicone… để làm dây thanh có thể khép lại. Đối với trường hợp liệt do ung thư phải phẫu thuật cắt bỏ khối u.