Mách bạn cách trị sẹo thâm ở chân

Với những bạn nữ diện trang phục lộ chân thì sẹo như kẻ thù. Sẹo thâm ở chân gây mất tính thẩm mỹ, vẻ đẹp. Vậy có cách này làm mờ hay trị sẹo thâm ở chân không? Có đấy! Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

I/ Nguyên nhân gây ra sẹo thâm

Melanin là yếu tố quyết định màu sắc da, sắc tố melanin càng nhiều thì màu sắc càng sẫm. Sẹo thâm chân liên quan đến việc cơ thể sản xuất quá nhiều sắc tố melanin.

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng quá trình tổng hợp melanin dẫn tới sẹo thâm:

  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: có thể khiến da sạm đen. Do cơ thể chống lại tác hại của tia UV bằng cách sản xuất ra nhiều melanin. Vì thế, tác hại của ánh nắng mặt trời có thể gây ra sẹo thâm ở chân.
  • Tăng sắc tố sau viêm (PIH): là nguyên nhân hàng đầu gây sẹo thâm. Các vết thương ở chân như mụn, vết trầy xước, bỏng, chàm, vảy nến, côn trùng cắn,… có thể gây viêm và làm tăng sắc tố melanin sau quá trình viêm.
  • Bệnh lý ung thư da: gây ra các vết sẹo thâm hoặc nốt ruồi. Bệnh ung thư tế bào hắc tố da ở chân thường hay xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn.
  • Bệnh Addison: có thể gây ra chứng tăng sắc tố toàn thân. Vết thâm hay xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các phần tỳ đè như đầu gối.

>>>Xem ngay: Top 10 kem trị sẹo (Lồi, Rỗ, Thâm) được chuyên gia da liễu khuyên dùng

II/ 5 cách trị sẹo thâm ở chân

Sử dụng vitamin E:

Vitamin E được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp, đặc biệt là cách trị sẹo, xóa mờ sẹo thâm. Đây là chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn tác hại của tia UV đối với da. Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da và giúp vết thương mau lành.

Cách sử dụng vitamin E:

  • Sử dụng viên nang vitamin E bôi lên vết sẹo thâm hàng ngày 3 – 4 lần.
  • Bạn có thể bổ sung vitamin E hàng ngày qua thực phẩm như bông cải xanh, đu đủ, quả bơ, xoài, cà chua,… hoặc uống viên nang vitamin E theo hướng dẫn của bác sĩ
trị sẹo thâm ở chân bằng Vitamin E

Trị sẹo thâm ở chân bằng Vitamin E

Sử dụng lô hội (nha đam):

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thành phần Anthraquinones Complex trong lô hội có khả năng làm lành vết thương. Từ đó, nó giúp hạn chế sẹo thâm ở chân. Ngoài ra, gel lô hội còn giúp làm dịu da, tránh khô da.

Cách sử dụng lô hội:

  • Làm sạch sẹo chân bằng nước ấm.
  • Lấy gel nha đam thoa lên vùng da sẹo. Massage nhẹ nhàng 3 – 4 lần/ngày.
  • Ngoài lô hội tươi, bạn có thể mua gel hoặc kem lô hội để sử dụng.

Sử dụng dầu oliu

Dầu oliu chứa nhiều acid béo và vitamin E, K mang lại nhiều lợi ích cho làn da như làm mềm và giữ ẩm cho da, làm bong tróc lớp tế bào chết. Vì vậy, nhiều người thường sử dụng dầu oliu để làm mờ sẹo thâm.

Cách sử dụng dầu oliu:

  • Thoa dầu oliu lên vùng da sẹo.
  • Massage khoảng 3 – 5 phút để dầu hấp thụ vào da.
  • Bạn có thể kết hợp với dầu calendula để làm dịu da.
trị sẹo thâm ở chân bằng dầu oliu

Trị sẹo thâm ở chân bằng Dầu oliu

Sử dụng nước cốt chanh

Từ lâu, chanh tươi đã là nguyên liệu giúp xóa mờ vết thâm được nhiều người áp dụng. Trong chanh có chứa acid citric giúp làm sạch da, loại bỏ tế bào chết. Ngoài ra, vitamin C còn giúp làm sáng da, mờ vết thâm, hạn chế tác hại của ánh nắng mặt trời.

Cách sử dụng chanh:

  • Dùng 1 quả chanh, vắt lấy nước cốt rồi pha loãng với 50ml nước ấm.
  • Thoa nước chanh lên vết sẹo thâm hàng ngày
  • Chú ý: nước chanh có thể gây xót và khô da. Do đó, bạn nên sử dụng khi vết thương đã lên
    da non. Ngoài ra, bạn nên dùng thêm gel lô hội, dầu oliu sau khi thoa nước chanh.

Sử dụng nghệ

Nghệ có thể giúp làm vết thương mau lành và hạn chế hình thành sẹo. Bên cạnh đó, nghệ cũng giúp làm mờ vết thâm hiệu quả. Hợp chất curcumin có tác dụng loại bỏ tế bào chết và làm sáng da tự nhiên do ức chế tổng hợp sắc tố melanin.

Cách sử dụng:

  • Giã 1 củ nghệ tươi, ép lấy nước.
  • Thoa lên vùng da sẹo kết hợp với massage. Hoặc bạn có thể đắp hỗn hợp tinh bột nghệ với nước lên vết sẹo 3 – 4 lần/tuần.

Bài viết này có sự tham khảo từ Nhà Thuốc Việt

Tin liên quan:

6 cách làm liền sẹo trên mặt nhanh và hiệu quả nhất

4 cách dùng tinh dầu tràm trà trị sẹo lồi hiệu quả