Ngày nay nhiều phụ nữ mổ đẻ có phải là bình thường

Tại sao ? Không ai thật sự biết được điều đó, bởi vì những cấu trúc xã hội-văn hóa, kinh tế, y tế mặc dầu ít khác nhau, nếu không muốn nói là giống hệt nhau, trong những nước khác nhau, nhưng lại sinh ra những tỷ lệ mổ dạ con rất trái ngược nhau : 30% ở Hoa Kỳ, 35% ở Ý, 37% ở Brésil, 40% ở Chili và ngay cả 60% ở Trung Quốc trong vùng đô thị, nhưng với chính sách chỉ được có một đứa con duy nhất, và 80% ở Brésil trong tầng lớp giàu có nhất của dân chúng.

Ở Pháp, thật là sai lầm khi gợi ý rằng sự gia tăng tỷ lệ mổ dạ con là phát xuất từ lợi ích tài chánh của các thầy thuốc sản phụ khoa, vì lẽ lợi tức khoán lúc thực hiện sinh đẻ đều như nhau đối với các mổ dạ con và sinh đẻ tự nhiên.

Hoàn toàn khác hẳn khi sự phân tích được thực hiện tùy theo cách hành nghề và cách tổ chức y tế : việc không có trực gác tại chỗ, những bó buộc tại nhà bệnh nhân đối với các thầy thuốc gây mê và/hoặc các thầy thuốc sản phụ khoa, làm dễ cho việc thực hiện các mổ phiên dạ con. Ngược lại, sự hiện diện của một thầy thuốc hồi sức nhi đồng tại chỗ, trong những nhà hộ sinh được gọi là cấp III, làm giảm tỷ lệ các mổ dạ con. Ngoài ra, các chỉ định y khoa của các mổ dạ con đã được mở rộng nhiều trong vòng hai mươi năm : đối với bà mẹ, đó là cao huyết áp, chứng béo phì, sự thụt lùi của tuổi thai nghén và sinh ra gần như một vòng luẩn quẩn, trước đây đã có một lần được mổ dạ con ; đối với trẻ con, thì đó là các ngôi thai ngược, sự chậm tăng trưởng trong tử cung, trọng lượng thai nhi quá mức và lại còn hơn thế, nghi ngờ thai ngột trong thời kỳ chuyển dạ. Việc đưa vào sự theo dõi điện tử liên tục tim thai nhi hay monitoring đã làm gia tăng tần số mổ dạ con, mặc dầu nhìn toàn bộ không có lợi ích rõ ràng đối với sức khỏe của các trẻ sơ sinh và mặc dầu không làm thu giảm tần số các di chứng của các bệnh não do thiếu oxy mô (encéphalopathie postanoxique) lúc sinh. Monitoring thai nhi là một xét nghiệm phát hiện không hoàn hảo về nguy cơ bị ngạt thở của thai nhi trong thời kỳ chuyển dạ.

Tuy nhiên, nếu trong khi chuyển dạ, các hiệu đèn nhấp nháy sáng lên trên đường của nhịp tim thai, thì quyết định khôn ngoan nhất vẫn là mổ dạ con. Phải công nhận rằng sự lạm phát tăng nhanh của những thủ thuật pháp y cũng khiến cho các thầy thuốc sản phụ khoa phải hết sức thận trọng. Thật vậy, ý kiến thịnh hành cho rằng mổ dạ con là đảm bảo an toàn tốt nhất đối với sự sinh đẻ. Đó là điều sai trái. Tỷ lệ biến chứng hô hấp trẻ sơ sinh nơi những trẻ được sinh bằng mổ dạ con lên đến 40 lần cao hơn so với những trẻ được sinh ra bằng đường tự nhiên. Đối với những trẻ phát triển một tật nguyền, ít nhất hơn một nửa những tật nguyền này phát xuất từ một bệnh lý thai nhi xảy ra trước khi sinh. Đối với các bà mẹ, tỷ lệ tử vong và bệnh tật nghiêm trọng là 3 lần cao hơn sau khi mổ dạ con so với sinh đẻ tự nhiên. Một vết sẹo trên tử cung làm dễ, cho lần thai nghén sau, sự xuất hiện những bất thường đáng sợ của nhau bám, ăn sâu vào, thậm chí chọc thủng vết sẹo mổ. Tuy vậy, dường như các phụ nữ về nguyên tắc càng ngày càng đòi được sinh bằng mổ dạ con. Ta không thể cho rằng đó là do thiếu thông tin về những nguy cơ gặp phải, vì lẽ ở Anh 31% các thầy thuốc phụ khoa nữ mong muốn được sinh bằng mổ dạ con. Trong số các thầy thuốc đỡ đẻ châu Âu, ở Tây Ban Nha, 15%, để làm vừa lòng bệnh nhân, đã chiều theo yêu cầu của bệnh nhân muốn được sinh bằng mổ dạ con, tỷ lệ này là 19% ở Pháp, 75% ở Đức, 79% ở Vương Quốc Anh.

2913sieuam

Những yêu cầu này phát xuất từ sự mong muốn tránh những đau đớn trong lúc sinh và, nhất là, để dự phòng chống lại những di chứng xảy ra ở sàn hội âm lúc sinh đẻ, những són tiểu hay hậu môn (incontinences urinaires ou anales), chứng sa bộ phận sinh dục (prolapsus génital). Nhưng điều này cũng sai trái. Mổ dạ con không bảo đảm gì hết, bởi vì chính thai nghén, dầu cho cách sinh như thế nào, do sự giãn sinh lý của các mô mà quá trình thai nghén sinh ra, đều sinh ra phần lớn những tật nguyền này. Còn huyền thoại về đứa con “quý”, đặc biệt được mong chờ, biện minh cho việc mổ dạ con, điều này không thể chấp nhận được, trừ phi bác bỏ sự kiện cho rằng tất cả các đứa con đều quý như nhau, không có đứa nào quý hơn những đứa khác.

Liên đoàn quốc tế sản phụ khoa, trong những lời khuyến nghị được công bố ở Londres vào năm 1998, xác nhận một cách rõ ràng rằng việc sinh đẻ bằng mổ dạ con để làm vừa ý bệnh nhân là trái với đạo đức y khoa. Ngay cả ở Hoa Kỳ, đất nước của “quyền tự do” được lựa chọn của các công dân, Y sĩ đoàn của các thầy thuốc sản phụ khoa Hoa Kỳ, trong một thông báo của Ủy ban thực hành sản phụ khoa tháng 12/2007, đã đưa ra những lời dè dặt rõ ràng nhất về sự gia tăng mổ dạ con chỉ vì chiều ý bệnh nhân.
Tỷ lệ mổ dạ con có thể chấp nhận được ở một mức độ nào? Trong những nước có nền y tế kém phát triển, ở đây cứ 100 phụ nữ lúc sinh thì có một tử vong, tỷ lệ mổ dạ con được đòi hỏi để cứu những mạng sống này là 3%. OMS khuyến nghị một tỷ lệ mổ dạ con hợp lý 15%. Trừ phi không ai, kể các chuyên gia có liên quan, biết một cách chính xác bằng cách nào mà con số này đã được xác định như vậy. (LE FIGARO 22/11/2010)

Nguồn: yduocngaynay.com