Nghề Bác sĩ gia đình

Nghề làm bác sĩ gia đình rất phổ biến ở các nước tiên tiến, nhưng đối với Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ. Bác sĩ gia đình là ai và có nhiệm vụ gì? Để trở thành bác sĩ gia đình và khi làm việc cần phải tuân thủ những điều kiện gì?

bac-si

Bác sĩ gia đình (BSGD) là những người được đào tạo để chăm sóc bệnh nhân ban đầu một cách toàn diện trong bối cảnh sức khỏe, gia đình và xã hội của người bệnh. Kể cả khi người đó chuyển đi nơi khác (nếu có) và đến hết cuộc đời. Việc BSGĐ tới nhà bệnh nhân là một trong những hoạt động cần thiết (khi bệnh nhân không đi được) nhưng không có nghĩa là chăm sóc tại nhà. Xu hướng trên thế giới hiện nay là BSGĐ hạn chế tới nhà bệnh nhân vì chi phí rất cao và không đủ thời gian để chăm sóc cho những bệnh nhân khác. Ở Việt Nam thường lẫn lộn, xem bác sĩ BSGĐ là bác sĩ đến tận nhà. Bác sĩ đến nhà chỉ thấy tình trạng bệnh của bệnh nhân ngay lúc đó chứ tiền sử bệnh nhân như thế nào thì họ không nắm được. Còn BSGĐ (đã theo dõi bệnh nhân) sẽ nhận biết được vì sao người đó bị bệnh lý đó và trị như thế nào, nếu đi đến bệnh viện thì phải đến bệnh viện chuyên khoa nào… Những thông tin của bệnh nhân này sẽ được các BS chuyên khoa chuyển lại cho BSGĐ, thể hiện trong bệnh án”. Mỗi khi bị bệnh, người dân không cần đi đến các bệnh viện ngay, chính điều này sẽ giúp giảm quá tải bệnh viện như hiện nay.

Để trở thành bác sĩ gia đình, trước tiên phải tôt nghiệp bác sĩ y khoa. Ngoài các môn học cơ bản, các bác sĩ sẽ được đào tạo các môn mắt, tai, mũi, họng, nhi, nhiễm, sản, nội – ngoại; các môn căn bản về xã hội nhân văn và quản lý hồ sơ bệnh nhân.

Một bác sĩ gia đình khi làm việc phải tuân thủ các điều kiện sau:

– Tính liên tục: Chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân vào bất kỳ lúc nào, kể cả ngoài giờ và ngày nghỉ.

– Tính toàn diện: Không những chữa trị bệnh nhân dưới khía cạnh sinh học mà còn cả khía cạnh tâm lý, xã hội.

Ngoài ra, chức năng quan trọng nhất của bác sĩ gia đình là gong tác dự phòng bệnh. Họ vận động bệnh nhân và gia dình của thân chủ tham gia các chương trình tiêm chủng, tham vấn sức khỏe, theo dõi giám sát bệnh nhân. Phòng ngừa bệnh tật, nhận ra những ảnh hưởng bệnh tật của bệnh nhân với gia đình và ngược lại.

Sự hiểu biết của bác sĩ gia đình về tỉ lệ mắc bệnh hay các vấn đề về sức khỏe, các loại bệnh thường gặp trong cộng đồng sẽ giúp ngành y tế chẩn đoán chính xác bệnh tật, dịch bệnh để có biện pháp săn sóc thích hợp cho các bệnh nhân.