Nghệ và công dụng của nghệ

Nghệ  là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, (Zingiberaceae), có củ (thân rễ) dưới mặt đất. Nó có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, phía đông nam Ấn Độ, và cần nhiệt độ từ 20 độ C đến 30 độ C (68 độ F và 86 độ F) và một lượng mưa hàng năm đáng kể để phát triển mạnh. Cây được thu hoạch hàng năm để lấy phần củ, và được nhân giống từ một phần trong số củ đó vào mùa sau.

cay-nghe-den-1

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA NGHỆ

 Nghệ vàng, uất kim, khương hoàng, co hem, co khản mỉn (Thái), khinh lương (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA NGHỆ

Thân rễ. Thu hái vào tháng 11-12. Bỏ thân và lá. Phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NGHỆ

Thân rễ chứa chất màu, curcumin, tinh dầu gồm các sesquiterpen: zingiberen, D-ỏ-phellandren, turmeron, dehydrotumeron, ỏ, ó-alantolactone; curcumen, cineol

4. CÔNG DỤNG CỦA NGHỆ

Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm gan, vàng da, kinh nguyệt không đều, bế kinh, tích máu sau đẻ, ngã tổn thương tụ máu, thấp khớp, tay chân đau nhức, mụn nhọt, ghẻ lở. Ngày 3-12g, dạng bột, sắc. Dùng ngoài bôi vết thương mới lành để chống sẹo.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA NGHỆ

Tên khoa học của nghệ là CURCUMA DOMESTICA Valet  thuộc họ ZINGIBERACEA

6. MÔ TẢ CỦA NGHỆ

Nghe+vang

Cây nhỏ, sống nhiều năm, cao 0,5-1m; thường lụi vào mùa khô.Thân rễ nạc, phân nhánh có màu vàng và mùi hắc. Lá to, có bẹ, mọc so le. Hoa màu vàng, mọc thành bông hình trụ ở ngọn. Lá bắc màu lục hoặc pha hồng ở đầu.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA NGHỆ

Hoa: Tháng 3-5.

8. PHÂN BỐ CỦA NGHỆ

Cây được trồng ở khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc.

Trên đây là một số thông tin về nghệ, thành phần hóa học cũng như tác dụng của nghệ được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)