Ngũ gia bì chân chim là loài này phân bố rộng rãi ở Việt Nam, miền nam Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây, Tây Tạng, Vân Nam, Chiết Giang), Đài Loan, và Hồng Kông, Thái Lan Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản (kyushu, quần đảo Ryukyu). Chúng phân bố ở độ cao từ 100m lên đến 2100m
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM
Cây đáng, lá lằng, mạy tảng (Tày), co tan (Thái), tạng tó, xi tờ rốt (K’ho), loong veng vuông (Ba Na))
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM
Vỏ rễ, vỏ thân. Thu hái vào mùa thu. Ủ cho thơm. Phơi trong bóng râm, nơi thoáng gió tới khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM
Trong vỏ có saponin triterpen khi thuỷ phân cho acid oleanolic.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM
Bổ, chống viêm, lợi tiểu. Chữa phong thấp, đau lưng, nhức xương, tê bại, trí nhớ kém, viêm, ngứa âm hộ, liệt dương, tiêu hoá kém, còi xương trẻ em, phù thũng, bí tiểu tiện, lở ngứa. Ngày dùng 10- 20g vỏ thân hoặc 6- 12g vỏ rễ dưới dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM
Ngũ gia bì chân chim có tên khoa học là Schefflera octophylla thuộc họ ARALIACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM
Cây gỗ, cao tới hơn 10m. Lá kép chân vịt, gồm 6- 8 lá chét, mọc so le, cuống có bẹ. Vỏ thân và lá có mùi thơm. Cụm hoa chùm tụ tán, mọc ở kẽ lá hay đầu cành; hoa nhỏ, màu trắng. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM
Hoa: Tháng 2-3; Quả: Tháng 4-5.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM
Cây mọc hoang ở miền núi.
Trên đây là một số thông tin về cây ngũ gia bì chân chim, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây ngũ gia bì chân chim được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)