Uống thuốc tẩy giun bao lâu thì được ăn?

Bạn nên dùng thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần. Giun sán ký sinh lâu sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Nhiều bạn thắc mắc sau khi uống thuốc tẩy giun thì bao lâu thì có thể ăn uống bình thường. Cùng giải đáp thắc mắc bên dưới nhé!

1. Thời gian định kỳ tẩy giun

Theo các bác sỹ, đủ 6 tháng bạn nên đi tẩy giun 1 lần. Tẩy giun đúng định kỳ giúp cơ thể bạn luôn khỏe, nếu giun nhiều, sinh trưởng nhiều sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể của bạn đặc biệt là trẻ nhỏ.

Uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần

Uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng 1lần

2. Dấu hiệu nhận biết bạn cần tẩy giun

Thông thường, người bệnh nhiễm bệnh giun sán có những biểu hiện như:

  • Đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày
  • Táo bón hoặc tiêu chảy, có thể tiêu chảy kèm máu
  • Đầy bụng khó tiêu
  • Buồn nôn, nôn
  • Chán ăn; tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun
  • Đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn.
  • Dị ứng (phát ban, nổi mề đay)
  • Thiếu máu (xanh xao, mệt mỏi)
  • Ảnh hưởng thần kinh (kém tập trung, giảm trí nhớ, lo âu)
  • Trẻ em có một số triệu chứng như: nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém.

3. Uống thuốc tẩy giun bao lâu thì được ăn?

Trong việc sử dụng thuốc tẩy giun, bạn nghĩ ăn sớm sẽ gây giảm tác dụng của thuốc tẩy giun. Thực ra, cơ chế hoạt động của thuốc không làm ảnh hưởng tới việc ăn uống, nhưng việc uống thuốc sẽ giúp giảm hấp thụ glucose của giun và khiến giun chết. Khoảng 8 – 12 giờ sau khi uống thuốc, sẽ có tác dụng tốt nhất. Trong khoảng 24 – 72 giờ sau, thuốc sẽ giúp giảm số lượng giun. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý uống thuốc theo liều lượng chỉ định để tối đa hóa hiệu quả.

Tham khảo ngay: 7 loại thuốc tẩy giun hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay

4. Cách hạn chế nhiễm giun, sán

Giun sán là loài vật ký sinh vật chủ, hút chất dinh dưỡng để sinh tồn. Bạn nên thực hiện các lời khuyên sau:

  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em và người lớn. Sử dụng các loại thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ vệ sinh cá nhân như: cắt móng tay, móng chân  ngắn, sạch.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa sạch trước khi ăn.
  • Đi giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm.
  • Vệ sinh môi trường xung quanh. Không phóng uế bừa bãi.

Bài viết trên có sự tham khảo từ Hệ thống Nhà Thuốc Việt. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Xem thêm: Dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn bạn cần biết