Để tránh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, các bạn có thể sử dụng 5 loại thực phẩm dưới đây. Nó có tác dụng làm giảm cholesterol và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bảo vệ sức khỏe của bạn cũng như phòng ngừa mắc bệnh tim từ các loại thực phẩm đơn giản này nhé!
- Oatmeal và oat bran
Chúng ta đã biết là loại chất sợi tan được (soluble fiber) có tác dụng làm giảm cholesterol xấu LDL. Oatmeal chính là một loại ngũ cốc có chứa nhiều chất sợi tan được này. Chất này còn được tìm thấy nhiều trong đậu hình thận (kidney beans), mầm của bắp cải brussel (brusels sprouts), táo, lê, psyllium, barley và mận khô.
Chất sợi tan được làm giảm cholesterol xấu LDL bằng cách nào ? Bằng cách làm giảm sự hấp thụ của cholesterol từ ruột vào cơ thể. Chất sợi này giống như chất keo và có tác dụng kết hợp với mật (có chứa cholesterol) và cholesterol từ thức ăn rồi thải ra ngoài.
Chỉ cần ăn khoảng 1 cup rưỡi oatmeal mỗi ngày là sẽ thấy cholesterol giảm xuống. Nếu không thích ăn oatmeal, ta có thể ăn oat bran hay cereal ăn lạnh làm bằng oatmeal hay oat bran.
Nếu ta ăn 5 tới 10 gram chất sợi tan được mỗi ngày, lượng cholesterol xấu LDL sẽ giảm đi 5 %
- Đậu Nành
Người Mỹ thường ăn nhiều thịt và nguồn chất đạm chính của họ là từ thịt và từ những nguồn thức ăn động vật. Sách vở Mỹ thường cho rằng người Á Châu ăn ít thịt và nhiều chất đậu nành hơn họ nên ít bị nguy cơ đau tim hơn người Mỹ. Tuy chúng ta cũng là người Á Châu nhưng khi qua sống ở Mỹ, nơi thức ăn rất rẻ so với đồng lương, thịt cá thì ê hề, chúng ta cũng tập ăn theo lối người Mỹ, tức là ăn thịt rất nhiều. Như vậy vô tình chúng ta đã bỏ đi một lối ăn uống tốt để theo một chế độ ăn uống nguy hiểm.
Chất đạm từ đậu nành hay những thức ăn chế biến từ đậu nành như đậu hũ, hột đậu nành, sữa đậu nành, có thể làm giảm mực cholesterol xấu LDL và chất béo triglycerids, nhất là khi ăn để thay thế nguồn chất đạm động vật.
Ăn 25 tới 50 grams chất đạm đậu nành mỗi ngày sẽ làm giảm cholesterol xấu LDL 4 tới 8 %. Tuy nhiên, chuyện này không dễ gì thực hiện được vì 25 tới 50 grams đậu nành rất nhiều, khó có người nào có thể ăn nổi trong 1 ngày, huống gì trong mỗi ngày đều ăn như thế. Những người có mực cholesterol rất cao sẽ được lợi nhiều nhất nếu theo phương pháp ăn đậu nành này.
Việc đậu nành làm giảm cholesterol có lẽ có liên hệ tới những chất amino acids của nó. Ngoài ra, đậu nành còn chứa một hợp chất tên là phytoestrogen. Chất nầy có thể làm giảm bệnh tim bằng cách làm nở động mạch vành tim.
Tuy nhiên phụ nữ bị ung thư vú hay có nhiều nguy cơ ung thư vú (thí dụ như có mẹ hay chị bị ung thư vú) thì nên hỏi lại bác sĩ của mình trước khi ăn đậu nành với số lượng lớn vì người ta chưa biết rõ chất estrogen thực vật chứa trong đậu nành có thể có tác dụng gì lên ung thư vú hay không.
- Walnuts
Chữ walnut được tự điển dịch là hạt “óc chó” có lẽ vì quả walnut cứng và lồi lõm giống như một bộ óc. Đập vỡ quả này ra, ta sẽ có hạt walnuts trông như hình quả thận nối lại nhưng lồi lõm chứ không phẳng như quả thận. Hạt walnut ăn bùi và ngon, có lẽ chứa nhiều chất béo không bão hoà. Hạt walnut có thể làm giảm mức cholesterol trong máu một cách đáng kể. Nhờ chứa nhiều chất béo không bão hoà, hạt walnut còn có thể giúp các mạch máu đàn hồi dễ dàng chứ không cứng nhắc.
Nếu ăn nhiều hạt walnut đến mức 20 % năng lượng của một ngày, mực cholesterol LDL có thể hạ xuống 12 %. Hạt hạnh nhân almond cũng có tác dụng tương tự.
Tuy nhiên, bạn nên để ý là các loại hạt đều chứa nhiều chất béo – dù là chất béo tốt – nên có nhiều calories. Nếu ăn nhiều hạt quá, ta có thể bị lên cân. Tốt hơn hết là thay vì dùng những chất béo khác có hại như cheese, bơ, thịt mỡ … ta thay thế chúng bằng hạt walnut.
- Cá có nhiều mỡ
Những khảo cứu vào thập niên 70 cho thấy người Eskimo ỡ Greenland có mức bệnh tim thấp hơn những giống dân khác ở Greenland vào cùng một thời kỳ. Khi phân tích thức ăn của các giống dân, người ta thấy dân Eskimo ăn ít chất mỡ bão hoà và rất nhiều mỡ omega-3 lầy từ cá, cá voi hay hải cẩu.
Những khảo cứu khác càng ngày càng cho thấy ích lợi của việc ăn cá. Những nguồn chất acid béo omega-3 là flaxseed, walnuts, dầu canola hay dầu đậu nành.
Chất acid béo omega-3 làm giảm chất béo triglycerides. Ngoài ra nó còn giúp tim bằng cách giảm huyết áp, giúp tim đập đều nhịp và giảm nguy cơ bị đông máu trong mạch. Ở những người đã từng bị l ên c ơn đau tim (heart attack) dầu cá làm giảm nguy cơ chết bất thình lình.
Nên ăn ít nhất là 2 phần cá mỗi tuần. Những loại cá sau đây chứa nhiều chất acid béo omega-3 nhất: mackerel, trout ở hồ, herring, sardine, albacore, tuna và cá hồi salmon.
Tuy nhiên, nên nhớ cá chỉ có lợi cho tim khi ta ăn cá nướng lò hay nướng vỉ, không phải cá chiên hay cá làm sandwich.
- Thức ăn có cho thêm chất plant sterol và stanol
Hiện nay, nhiều nhà chế biến thức ăn có cho thêm chất lấy từ thực vật ra là plant sterol và stanol. Những chất nầy có công thức hoá học rất giống cholesterol, do đó, có thể ngăn chặn việc hấp thụ cholesterol từ ruột vào máu khiến mức này giảm xuống.
Hai thứ có cho thêm các chất này là margarine và nước cam. Nhờ vậy, chúng có thể giúp giảm cholesterol LDL khoảng 10 % mỗi ngày.
Các chất này không có ảnh hưởng lên chất mỡ triglyceride hay chất cholesterol “tốt” HDL. Nó cũng không có ảnh hưởng lên sự hấp thụ các loại vitamin tan trong mỡ được như A, D, K, và E.
Để làm giảm cholesterol trong máu, ngoài việc sử dụng các cách trên, các bạn có thể dùng thêm sản phẩm Tảo Mặt Trời. Vì có chứa Phycocyanin là một chất chống oxi hóa tự nhiên chỉ có duy nhất trong tảo Spirulia và Chlorophyll cũng là một chất chống oxi hóa rất mạnh nên tác dụng của Tảo Mặt Trời giúp làm giảm cholesterol trong máu, thanh lọc và giải độc cho máu, làm giảm tải gánh nặng lọc máu cho gan và thận.
Đặc biệt, trong Tảo Mặt Trời có chứa các axit béo không no GLA (omega 6) kết hợp với các chất chống oxi hóa, các vitamin nhóm B (từ B1-B12) giúp chuyển hóa nhanh chất béo, làm giảm mỡ máu, giúp dòng máu sạch đi vào gan thận, không làm tổn thương thêm các cơ quan này. Để biết thêm về tác dụng của Tảo Mặt Trời, các bạn có thể xem thêm tại link sau: http://chuthapdo.org.vn/4-tac-dung-cua-tao-mat-troi-spirulina-cho-con-nguoi-25725.html