Lời khuyên về ăn uống cho những ai bị máu nhiễm mỡ

Khi bị máu nhiễm mỡ, cách hay nhất để giảm giảm lượng mỡ trong máu là ăn các thực phẩm ít chất béo cũng như ăn nhiều rau và cá để điều hòa lượng mỡ trong máu.

Ăn ít chất béo

Theo khuyến cáo mới nhất của Hội Tim mạch Mỹ, để giảm cholesterol trong máu, chế độ ăn chỉ được cung cấp dưới 30% calo từ chất béo, trong đó chỉ 10% calo từ các chất béo no. Để xác định lượng chất béo được phép đưa vào mỗi ngày, bạn hãy nhân tổng lượng calo với 30% rồi chia cho 9 (ví dụ nếu bạn cần đưa vào cơ thể 2.000 calo thì số lượng chất béo cần giới hạn là 2.000 x 30% : 9 = 67 g/ngày). Tuy nhiên, bạn không nên giảm tỷ lệ chất béo xuống dưới 10% tổng số calo vì điều đó cũng không có lợi cho sức khỏe.

– Tránh ăn mỡ động vật (mỡ lợn, bơ, mỡ bò…) và kem sữa bò: Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo no, những chất rất dễ làm tắc động mạch. Cách tốt nhất là chọn toàn thịt nạc, nếu ăn thịt gia cầm thì nên bỏ da. Nếu dùng các thức ăn từ sữa thì nên chọn loại đã tách kem (còn gọi là sữa gầy). Ngay cả sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.

– Tránh dùng dầu cọ hay dầu dừa. Không chỉ tồn tại riêng lẻ, các loại dầu này có mặt trong kem thực vật để uống với cà phê (coffee creamers, coffee mate), bánh kem, kẹo chocolate…

– Tránh các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, sản phẩm dạng rán như khoai tây rán, mì ăn liền và nhiều thức ăn công nghiệp chế biến sẵn khác. Trong những thức ăn này có axit béo dạng trans, có thể làm tăng lượng cholesterol máu. Để tránh axit này, nếu muốn phết bơ lên bánh mì hãy chọn loại bơ thực vật mềm.

– Nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đây là những loại dầu có tác dụng làm hạ mức cholesterol. Điều cần lưu ý là tổng tất cả các loại chất béo nói trên đều không được vượt quá 30% lượng calo cho phép.

Ít ăn thịt đỏ, ăn nhiều cá, rau quả

– Giới hạn lượng thịt đỏ (bò, ngựa, trâu, cừu) tiêu thụ dưới 255 g/tuần.

– Ăn nhiều cá (mỗi tuần vài ba lần) để thu nhận axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này

– Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, đặc biệt là dưới dạng hòa tan. Những thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan là gạo lức, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi). Các thức ăn này làm giảm lượng chất béo và cholesterol được hấp thụ vào cơ thể, giúp “trục xuất” các muối mật ra ngoài.

– Nạp đủ axit folic: Nếu hàm lượng axit này trong máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên nạp mỗi ngày 400 microgram axit folic qua các thực phẩm như rau chân vịt, nước ép trái cam, bánh mì, lạc, đậu trắng và mầm lúa mì.

Để làm giảm cholesterol trong máu, ngoài việc sử dụng các cách trên, các bạn có thể dùng thêm sản phẩm Tảo Mặt Trời. Vì có chứa Phycocyanin là một chất chống oxi hóa tự nhiên chỉ có duy nhất trong tảo Spirulia và Chlorophyll cũng là một chất chống oxi hóa rất mạnh nên tác dụng của Tảo Mặt Trời giúp làm giảm cholesterol trong máu, thanh lọc và giải độc cho máu, làm giảm tải gánh nặng lọc máu cho gan và thận.

Đặc biệt, trong Tảo Mặt Trời có chứa các axit béo không no GLA (omega 6) kết hợp với các chất chống oxi hóa, các vitamin nhóm B (từ B1-B12) giúp chuyển hóa nhanh chất béo, làm giảm mỡ máu, giúp dòng máu sạch đi vào gan thận, không làm tổn thương thêm các cơ quan này. Để biết thêm về tác dụng của Tảo Mặt Trời, các bạn có thể xem thêm tại link sau: http://chuthapdo.org.vn/4-tac-dung-cua-tao-mat-troi-spirulina-cho-con-nguoi-25725.html

tac-dung-cua-tao-mat-troi

Tảo Mặt Trời giúp giảm cholesterol trong máu