Chân phù nề là hiện tượng chân bị sưng phồng, thường gặp ở mu bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân. Nếu người bệnh để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác. Hãy cùng tìm hiểu cách chữa bệnh phù chân hiệu quả, ít tốn kém qua bài viết dưới đây nhé!
Phù chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Theo các thống kê thì không dưới 5 căn bệnh có biểu hiện sưng phù chân, tùy vào tình trạng và mức độ phù chân mà thể hiện cho sự nguy hiểm của từng bệnh khác nhau.
Phù chân do suy tim phải hoặc suy tim sung huyết:
+ Sưng phù chân do bệnh tê phù Bériberi
+ Phù chân một chi
+ Sưng phù chân do bệnh chân voi
+ Phù chân do suy tĩnh mạch
+ Sưng phù chân do xơ gan
Ngoài ra tình trạng sưng phù chân còn xuất hiện ở những phụ nữ mang thai, đặc biệt là tình trạng phù chân khi mang thai ở tháng thứ 8 hoặc thứ 9. Nguyên nhân phù chân khi mang bầu được giải thích là do quá trình thay đổi nội tiết tố ở người phụ nữ khi mang thai, cùng với đó là các tác nhân liên quan như do thiếu calci, gia tăng khối lượng cơ thể, đứng lâu…
3 bài thuốc tốt cho người phù chân
Dưới đây là 3 bài thuốc tốt cho người phù chân. Áp dụng 3 bài thuốc dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo về phù chân một cách hiệu quả nhất.
Bài 1: Ngũ gia bì, bạch truật (sao hoàng thổ), thục địa sao khô mỗi vị 12g; khương bì, hoa hồi, mỗi vị 6g; đỗ trọng, quế chi mỗi vị 10g; hương nhu trắng, xa tiền thảo, lá tre mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Bài 2: Trư linh, xa tiền, tục đoạn, trần bì, quế chi, phá cố chỉ, thiên niên kiện mỗi vị 10g; ngải diệp khô, hoài sơn mỗi vị 16g; cẩu tích, biển đậu mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 3: Râu ngô, mã đề thảo, hương nhu mỗi vị 20g; quế, thiên niên kiện, quế chi, chích thảo, trần bì mỗi vị 10g; phá cố chỉ 6g; ngũ gia bì 16g; cẩu tích 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Cách làm giảm triệu chứng phù chân
Ngoài những cách chữa trị trên thì dưới đây là một số giải pháp giúp bạn làm giảm triệu chứng phù chân:
+ Giảm bớt lượng muối ăn vì muối góp phần giữ nước, làm phù chân. Thay vào đó, nên chọn muối không chứa sodium.
+ Nằm trên sàn nhà với bàn chân giơ cao so với tim khoảng 30 cm. Giữ chân ở tư thế như vậy trong khoảng 10 – 15 phút, ba hoặc bốn lần một ngày. Bàn chân phù sẽ cải thiện.
+ Nếu bạn đang thừa cân, hãy tìm cách giảm vài ký. Trọng lượng dư thừa không chỉ gây áp lực lên các tĩnh mạch mà còn làm chậm sự lưu thông các chất dịch trong cơ thể, từ đó gây sưng nề bàn chân.
+ Đứng hoặc ngồi ở một tư thế trong nhiều giờ cũng góp phần làm sưng chân. Nếu công việc buộc bạn phải ngồi nhiều thì cố gắng đứng dậy và đi lại 1 hoặc 2 giờ. Ngược lại, nếu bạn đứng lâu thì nên ngồi trong 1 hoặc 2 giờ.
+ Ngâm chân vào nước nóng và lạnh luân phiên mỗi 10 – 15 phút.
+ Ngủ với bàn chân đặt ở một vị trí cao bằng cách đặt một cái gối dưới mắt cá chân. Ngoài ra, tránh ngủ với đôi chân đặt trực tiếp dưới quạt.
+ Cải thiện lưu thông máu bằng cách mát xa chân với các loại dầu thảo dược. Thoa dầu ấm có thể làm dịu chứng sưng phồng.
+ Những lần bị sưng chân, bạn cần tăng cường uống nước.
+ Cuối cùng, tập thể dục thường xuyên để cải thiện lưu thông máu, do đó làm giảm nguy cơ bàn chân sưng lên.
Xem thêm:
Bệnh Parkinson và cách chữa bệnh Parkinson
Làm sao để trị chứng hay quên mà không cần đến thuốc?