Đột quỵ là một trong những tình trạng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Nhất là khi xử lý không đúng cách khi gặp trường hợp đột quỵ. Hãy cùng ykhoaviet.vn tìm hiểu về cách sơ cứu, xử lý khi gặp người bị đột quỵ dưới đây nhé!
Đột quỵ nguy hiểm thế nào?
Bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não đột ngột. Nguyên nhân có thể do sự tắc nghẽn mạch máu não làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não phía sau chỗ tắc; hoặc do vỡ mạch máu trong não làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chèn ép mô não.
Hậu quả của bệnh đột quỵ làm phần não có liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được, dẫn đến phần của cơ thể mà phần não đó kiểm soát cũng không thể hoạt động.
Bệnh đột quỵ là bệnh lý phổ biến rất nguy hiểm
Dấu hiệu của bệnh đột quỵ
– Thị lực giảm: nhìn mờ, hay nhìn mờ dần. Bệnh đột quỵ có thể làm cho người bệnh nhìn mờ cả hai mắt hoặc mất thị lực một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên rất nhiều người bên cạnh khó nhận ra.
– Nói khó khăn, hoặc nói lẫn
– Lực ở cánh tay hay chân yếu đi. Nếu người bệnh đang trong cơn đột quỵ thì triệu chứng khá phổ biến là một cánh tay hoặc một chân sẽ dần yếu đi và bị tê liệt. Bạn muốn kiểm tra: hãy mở rộng hai cánh tay của mình trong vòng 10 giây. Nếu một cánh tay tự trôi xuống, chứng tỏ bạn đang bị yếu cơ và có dấu hiệu của cơn đột quỵ.
– Đầu óc choáng váng và mất thăng bằng. Chóng mặt, buồn nôn hoặc đi lại khó khăn, đó là triệu chứng của một cơn đột quỵ.
– Đau đột ngột ở cánh tay, một chân, nửa mặt hoặc một bên ngực. Triệu chứng này thường phổ biến ở nữ giới.
– Nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
– Da mặt nhợt nhạt, chùng xuống, mặt ủ rũ
– Cảm thấy khó thở hoặc tim đập nhanh. Những người bị đột quỵ, tim thường đập nhanh hoặc loạn nhịp, nữ giới thường bị nhiều hơn nam giới.
Cách xử lý khi bị đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng khẩn cấp, cần gọi cấp cứu 115.
Lưu ý khi sơ cứu:
– Cần để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ.
– Nới rộng quần áo, theo dõi sắc diện, nhịp thở.
– Quan sát xem bệnh nhân tỉnh hay hôn mê.
– Trấn an bệnh nhân, nhắc họ hít sâu và thở chậm.
– Nếu bệnh nhân ói mửa, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng bệnh nhân.
– Người bệnh co giật cần để nằm nghiêng, đề phòng họ cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán muỗng đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.
– Nếu bệnh nhân hôn mê, ngừng thở phải tiến hành hô hấp nhân tạo.
Chú ý không cạo gió, không xoa bóp, không nặn chanh…
Cách điều trị bệnh đột quỵ
Điều trị bệnh đột quỵ bước đầu:
– Sử dụng thuốc làm tan cục máu đông như tPA (tissue plasminogen activator), phá vỡ huyết khối và phục hồi lưu lượng máu đến vùng tổn thương. Có những tiêu chuẩn chặt chẽ trong việc dùng thuốc này nên người bệnh cần theo chỉ định của bác sĩ trong khi dùng thuốc.
– Trong vòng 3 giờ kể từ khi các triệu chứng đột quỵ xuất hiện, người bệnh cần được điều trị ở một chuyên khoa y tế nhất định.
– Mỗi triệu chứng đột quỵ sẽ được điều trị theo phương pháp khác nhau, vì thế cần chẩn đoán đúng để tránh nhầm lẫn.
– Trong một số trường hợp, các chất loãng máu (blood thinners) như heparin và coumadin được dùng để trị đột quỵ. Aspirin và các tác nhân kháng tiểu cầu khác cũng có thể được sử dụng.
– Khi nhức đầu dữ dội có thể dùng thuốc giảm đau. Dùng thuốc hạ áp để kiểm soát tăng huyết áp.
– Nếu đột quỵ do xuất huyết, cần phẫu thuật để dẫn lưu máu tụ và phục hồi lại các mạch máu bị tổn thương.
Điều trị dài hạn:
– Mục tiêu của điều trị dài hạn là phục hồi các chức năng của cơ thể người bệnh và ngăn ngừa sự tái phát của các cơn đột quỵ. Thời gian phục hồi tùy thuộc vào tình trạng của tưng người bệnh.
– Để tránh nhiễm trùng và loét tư thế cần thực hiện vận động liệu pháp. Người bệnh cần tích cực hoạt động dù cho có những giới hạn về thể chất. Chăm sóc đường ruột và ống thông tiểu để tránh tình trạng mất kiểm soát chức năng bàng quang và ruột.
– Một số người bị đột quỵ mất hoàn toàn ý thức đối với chung quanh nên cần quan sát người bệnh để bảo đảm an toàn.
– Khi người bệnh rối loạn tiếng nói, người nhà nên cho họ xem hình ảnh của mình, biểu đạt bằng nhiều ngôn ngữ cơ thể khác để họ hiểu.
Vậy làm sao để dự phòng đột quỵ?
Nếu hạn chế được các yếu tố gây bệnh sẽ làm giảm 80% nguy cơ đột quỵ. Do đó phải điều trị tích cực những nguy cơ chính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, ngăn chặn sự hình thành cục máu đông.
Thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch và đột quỵ não. Làm việc nhẹ nhàng, vừa sức, tránh căng thẳng.
Tăng hoạt động thể lực sẽ cải thiện tình trạng tim mạch và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Do đó nên tập thể dục đều (đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội…) 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần.
Mong rằng khách hàng sẽ không còn quá khó khăn khi biết trang bị cho mình cách xử lý khi gặp người đột quỵ và điều trị, dự phòng đột quỵ trên đây!
Xem thêm:
Hướng dẫn cách xử lý khi bị ong đốt đúng cách nhất
Bệnh quáng gà và những cách chữa bệnh quáng gà bạn nên biết